Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bài 16: Cách quản lý của nhà nước trong dự toán

OK, vậy là bạn đã tính được giá thành và báo giá thực tế.
Giờ chúng ta sẽ sang phần dự toán kiểu nhà nước.
Nếu bạn làm trong khối tư nhân và nước ngoài, khuyên bạn chỉ nên liếc qua đủ để biết và buông một câu: "Có thế thôi mà làm đ'o gì rắc rối thế"
Ô, thế mới là đỉnh cao trí tuệ chứ!
Nhắc lại bài 3 một chút:
- Năm 2007, nhà nước đã ra NĐ 99 và TT 05, quy định rằng nhà nước không còn quản lý định mức và đơn giá như trước nữa. Tất cả định mức đơn giá đã ban hành đều bị bãi bỏ, và công bố các ĐMĐG thay thế (thực chất ruột vẫn vậy).
- Nhưng trong thực tế, không dựa vào định mức đơn giá thì biết dựa vào đâu? Nên dự toán nhà nước vẫn làm y chang như trước mà không có thay đổi gì.

Hiện tại, văn bản chính hướng dẫn việc quản lý chi phí xây dựng là thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng, hướng dẫn thi hành nghị định 112/2009/NĐ-CP.
Bạn nên đọc kỹ 2 văn bản này để áp dụng cho đúng. Riêng phần tôi, thú thật tôi cũng chỉ lướt qua những phần cần thiết, vì càng đọc càng rối, càng thấy hình như cách mình tính bây giờ là ... sai.
Tuy nhiên, đúng sai gì tôi cũng hướng dẫn các bạn cách làm hiện nay, vì mọi người đều làm thế cả.

Nhà nước quản lý chi phí xây dựng qua các công cụ:
- Các bộ định mức dự toán: Đây chính là quy định của nhà nước về các hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công như đã đề cập ở phần giá thành. Khác ở chỗ lúc trước bạn tự tính, giờ nhà nước quy định. Định mức do Bộ Xây dựng công bố và sử dụng trên toàn quốc
- Các bộ đơn giá XDCB khu vực: Mỗi tỉnh, thành phố sẽ tính và công bố bộ đơn giá trên địa bàn tỉnh mình. Đơn giá sẽ được tính bằng cách lấy định mức nhân với giá vật liệu, nhân công, máy tại thời điểm làm cuốn đơn giá.
- Các bảng giá vật tư thực tế: Giá vật tư luôn thay đổi theo thị trường nên đơn giá không còn đúng, ngay cả khi vừa ra khỏi nhà in. Vì vậy, phải cập nhật giá vật tư theo thực tế. Các bảng giá này do Sở Xây dựng công bố.
- Các văn bản điều chỉnh nhân công và máy thi công: Tương tự vật tư, nhân công và máy cũng thay đổi (thường là tăng). Vì vậy, nhà nước phải ra các văn bản, thường là cho lấy nhân công và máy thi công trong đơn giá nhân với hệ số.
- Các văn bản khác liên quan: Có rất nhiều thứ liên quan, và mỗi địa phương đều có quyền ra các văn bản can thiệp vào cách tính toán. Vì vậy nên nhìn tưởng như có sự thống nhất (đều do Bộ Xây dựng quản lý) nhưng thực ra rối như gói thuốc lào. Một số văn bản hay sử dụng là định mức tư vấn và QLDA (957/QĐ-BXD do Bộ Xây dựng công bố), NĐ 85 hướng dẫn luật đấu thầu, Nghị định 15/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét