Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Bài 21: Lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung

Đầu tiên, tôi dự định gộp phần này vào bài 20, nhưng đây là vấn đề rất nhiều anh em quan tâm nên tôi tách ra thành bài riêng.
Thực ra, lúc đầu chỉ có 1 mức lương tối thiểu mà thôi.
Sau, Hà nội, tp. HCM và các thành phố lớn kiến nghị là giá cả và chi phí ở thành phố quá cao so với nông thôn, mức lương chung như vậy không hợp lý. Nhà nước thấy đúng, nhưng nếu tăng thì sẽ có nhiều rắc rối (cùng là công chức, cùng ngạch bậc sao ở thành phố lại cao hơn? Nhất là bên công an, quân đội, ở thành phố đã sướng hơn ở các vùng sâu vùng xa rồi mà còn hưởng lương cao hơn nữa v..v..). Đồng thời, ngân sách cũng sẽ phải chi trả nhiều hơn.
Vì vậy, nhà nước chọn giải pháp ... khôn lỏi, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách chỉ có 1 mức lương tối thiểu chung. Các đối tượng hưởng lương của doanh nghiệp sẽ chia thành 4 vùng (nội thành Hà nội - HCM - một vài địa bàn lân cận/ngoại thành Hà nội - HCM - lân cận - các thành phố lớn/các thành phố nhỏ/nông thôn). Thường lương tối thiểu chung được tăng sau lương tối thiểu vùng và luôn là mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng.

Lĩnh vực xây dựng là khu vực doanh nghiệp nên áp dụng mức lương tối thiểu vùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét