Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bài 33: Sử dụng máy tính để làm dự toán

Với những dự toán thực tế hay những dự toán nhà nước nhỏ thì có thể làm bằng Excel.
Excel là một phần mềm thông dụng và cũng rất mạnh, giúp tính toán và in ấn khá linh hoạt. Nhưng điểm yếu của Excel là không quản lý được cơ sở dữ liệu và các phép tính toán phức tạp.
Vì vậy, với các dự toán nhà nước, đa số phải sử dụng phần mềm dự toán chuyên dụng.
Các phần mềm này có ưu điểm là lưu trữ được cơ sở dữ liệu định mức và đơn giá (cả chục bộ định mức x 63 bộ đơn giá của 63 tỉnh thành). Đồng thời các phần mềm này được lập trình chuyên cho công tác làm dự toán nên rất tiện dụng, không phải lập từng công thức như Excel.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phổ dụng như Excel, file của phần mềm nào thì chỉ phần mềm đó đọc được mà thôi.
Vì vậy, nhiều phần mềm có thêm chức năng xuất kết quả ra Excel để in ấn và chia sẻ file dễ dàng hơn.
Hiện tại, có một xu hướng mới là viết phần mềm trực tiếp trên Excel. Theo kinh nghiệm của tôi thì dạng này là linh hoạt và tiện lợi nhất, tuy rằng yêu cầu người dùng phải rành về Excel.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm khác nhau, nhưng chức năng thì cũng na ná như nhau. Ở đây, tôi hướng dẫn các bạn bằng minh họa trên dtPro Excellent!

Nếu làm các dự toán (thực tế) bằng Excel thì các bạn cũng chỉ sử dụng các hàm và các phép tính toán thông dụng của Excel mà thôi. Cái này nằm trong phần kiến thức về văn phòng nên tôi không cần nói sâu thêm.

Các bài sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng phần mềm dtPro Excellent!

Ghi chú: Ở đây chỉ hướng dẫn những điểm chính, vui lòng xem hướng dẫn chi tiết trong thư mục \HuongDan\ hoặc phần hướng dẫn trong Sheet Help

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét