Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Bài 7: Một số lưu ý khi tính khối lượng

   1. Lưu ý tách các khối lượng đơn giá khác nhau: Các công tác có tính chất khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. VD: Tô tường dày 2cm thì đơn giá cao hơn tô dày 1,5cm. Khi tính khối lượng, bạn phải tách ra để sau áp giá cho đúng. Hồi đầu mới làm tôi cũng không để ý, tính gộp khối lượng các công tác mà không chia theo chiều cao, sau áp giá không được lại phải loay hoay tách ra, rất mất thời gian.
Bạn hãy căn cứ vào cuốn định mức hoặc đơn giá để biết cách chia tách cho hợp lý.
Đối với công trình nhà nước thì bạn phải tuân thủ cách chia tách theo bộ ĐG ĐM, nhưng với công trình tư nhân và nước ngoài thường người ta không chia tách quá chi tiết như vậy mà gộp những công tác đơn giá không khác biệt nhiều lắm cho dự toán đỡ dài dòng. VD: ĐG nhà nước tách BT cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô nhưng với dự toán thực tế, họ có thể gộp chung tất cả khối lượng BT toàn công trình tính 1 đơn giá cho giản tiện và dễ kiểm soát.
   2. Chú ý đơn vị tính: ĐGĐM nhà nước có nhiều công việc có đơn vị rất “buồn cười”: Ván khuôn đơn vị là 100m2 (tại sao không là m2 hay 1000m2), đào đắp đất bằng máy đơn vị là 100m3, lợp mái tôn đơn vị cũng là 100m2, đóng cừ tràm đơn vị là 100md. Với những công việc này, khi tính khối lượng bạn phải nhớ tính cho phù hợp với đơn vị. Chẳng hạn, ván khuôn thường tính ra m2, sau đó phải chia cho 100 để được đơn vị là (100m2). Cừ tràm sau khi tính ra số cây thì phải nhân (*) với chiều dài mỗi cây rồi chia (/) cho 100 thì mới được đơn vị là 100md
Những người mới làm dự toán hay bị sai ở chỗ này, làm giá trị dự toán tăng vọt và thường loay hoay không biết tại sao để điều chỉnh cho đúng.
   3. Sai số: Trong xây dựng, sai số tương đối lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của điều kiện thi công nên nhiều khi khối lượng thi công có khác biệt với khối lượng hình học.
Tất nhiên, nếu tính được khối lượng chính xác là tốt nhất, nhưng nhiều khi phải chấp nhận sai số hoặc tính trừ hao cho thi công
VD1: Bạn phải tính khối lượng xây bậc tam cấp hình uốn lượn rất đẹp. Nếu muốn tính chính xác thì phải sử dụng các kiến thức vi phân, tích phân v..v.. Nhưng thực ra việc đó không cần thiết lắm, vì giá trị phần này so với tổng công trình không lớn, khi thi công chưa chắc người thợ đã làm được chính xác như bản vẽ (xây rồi phải đẽo gọt …) nên thường tôi tính theo đường trung bình, chấp nhận sai số và nên tính dư một chút so với kích thước hình học.
VD2: Ở trên tường, có để thêm các lỗ thông gió 150x150. Về nguyên tắc, chỗ nào không xây thì phải trừ đi. Nhưng trong trường hợp này, nếu để các lỗ thì chưa chắc đã giảm được chi phí, so với việc xây thẳng qua. Vì khi để lỗ, người thợ không những không giảm được công xây mà còn tăng lên do phải đo đạc, chặt gạch … Vì vậy, trường hợp để các lỗ nhỏ, có thể không cần thiết phải trừ.
VD3: Tính khối lượng lót nền.
Trường hợp các cột ở giữa nhà và cạnh nhà, có thể không cần trừ, tương tự trường hợp xây tường ở trên vì khi cắt gạch để lót thì công tốn hơn, gạch hao hụt hơn mà viên cắt ra phải bỏ chứ ít khi dùng lại được vào chỗ khác.
Nếu nền có cạnh xéo hoặc bo tròn thì cũng không cần áp dụng công thức hình học chính xác mà có thể tính với cạnh lớn nhất, vì chỗ gạch cắt ra cũng không thể sử dụng lại được

3 nhận xét: