Rất nhiều học viên hỏi: Thày nói thấy rất đơn giản, nhưng dự toán ở công ty em làm thấy rắc rối và phức tạp hơn nhiều?
Đúng là như vậy. Nhưng việc phức tạp nên tách thành 2 nguyên nhân
1.
Phức tạp do công trình lớn, quá nhiều công việc nên tính toán khó khăn.
VD: Một tòa nhà văn phòng hay chung cư có tới cả ngàn đầu công việc. Có
những công việc phải tính toán từ vài trăm cấu kiện (VD: BT dầm mỗi
tầng mấy chục loại nhân với 20 tầng).
2. Phức
tạp thứ 2 do cách làm dự toán theo quy định nhà nước hiện nay khá rắc
rối. Những công trình có yếu tố nhà nước đều phải tuân thủ quy định này.
Sau khi tính được khối lượng, bạn sẽ phải:
2.1. Áp giá theo bộ đơn giá của Sở XD (tỉnh, thành phố) công bố. Công trình nằm trên địa bàn tỉnh nào thì áp bộ đơn giá tỉnh đó.
2.2. Phân tích vật tư: Áp định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố để tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư.
3.3. Tổng hợp vật tư: Cộng tổng vật tư sử dụng cho toàn bộ công trình rồi áp giá thực tế để tính tổng giá trị vật tư thực tế.
3.4.
Tổng hợp dự toán: Nhân giá trị nhân công và máy theo đơn giá với hệ số
điều chỉnh theo mức lương mới nhất. Sau đó tính thêm một số chi phí theo
quy định như: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT,
lán trại ... để được tổng chi phí xây dựng.
3.5.
Tổng dự toán: Tính thêm các chi phí thiết bị (nếu có) và chi phí tư vấn
- quản lý dự án. Thường thì chỉ Chủ đầu tư và dự toán thiết kế mới phải
làm bước này. Nhà thầu thì chỉ quan tâm tới tổng hợp dự toán (ở bước
3.4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét