Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Bài 59: Câu thần chú & Cái chết của con thiên nga


Có nhiều sai sót và phải trả bằng cái giá khá đắt. Thường chúng tôi gọi đó là học phí.
Có vài câu thần chú giúp bạn tránh hoặc giảm được các khoản học phí này:
- Kiểm tra kỹ các công việc có đơn vị là 100 (100m, 100m2, 100m3). Nhiều khi mời thầu theo đơn vị 1, bạn chọn đơn giá nhà nước và để nguyên nên giá trị tăng gấp 100 lần (coi ví dụ dưới).
- Công tác nào làm trước, để giá cao (để được thanh toán trước). Công tác nào làm sau, để giá thấp.
- Các công tác có thể được thay đổi đơn giá, để giá thấp để lúc tính chênh lệch được cao hơn.
- Một số công việc định mức nhà nước sai, chú ý sửa lại (bả matit, trần, tô đà trần ...)
- Những công tác thuộc biện pháp mà không có trong khối lượng cần phải phân bổ, phân bổ vào những công việc làm trước để được thi công và thanh toán trước.

Một số ví dụ mà anh em đã mắc:
1. Sai đơn vị tính: Trong bộ định mức có nhiều công việc đơn vị lại là 100, chẳng hạn như lợp mái ngói: 100m2 , đào đất bằng máy: 100m3, đóng cừ tràm: 100md.
Có một công trình, lợp mái ngói. Hồ sơ mời thầu mời đơn vị là m2 (150m2). Người làm dự toán dự thầu không để ý, chọn mã hiệu nhà nước nên đơn giá là đơn giá cho 100m2. Như vậy thay vì giá trị mái ngói chỉ 150m2x200.000đ/m2 = 30.000.000đ thì giá trị tăng 100 lần thành 3.000.000.000đ (công việc này bị tăng 2,7 tỷ)
Điều đáng nói là Công ty quyết định giá bỏ thầu cố định rồi nên anh ta loay hoay giảm những đơn giá khác xuống cho đủ số tổng.
Đến khi trúng thầu và thi công thì phát hiện ra, CĐT chỉ thanh toán theo khối lượng thực tế. Với công trình nhà nước, ngoài chủ đầu tư còn tài chính, kho bạc, kiểm toán ... nên bắt buộc bị cắt, không làm sao được.
Kết quả: Công ty lỗ, còn bạn nhân viên đó lên đường, kiếm việc mới.

2. Biện pháp thi công: Nhiều công trình, phần biện pháp thi công không đưa vào khối lượng mời thầu mà yêu cầu nhà thầu phải phân bổ và coi như chi phí đó đã nằm trong giá dự thầu.
Có trường hợp quên tính biện pháp, đến khi đàm phán hợp đồng mới biết, chỉ còn nước bỏ tiền bảo lãnh dự thầu mà chạy chứ nếu làm thì lỗ.

3. Cũng trường hợp về biện pháp như trên, nhưng khi tính lại phân bổ đơn giá cho toàn bộ công trình. Tới lúc triển khai thi công, biện pháp phải làm trước, phải chi phí nhưng do phân bổ vào toàn công trình nên không thanh toán được tiền biện pháp này ngay nên hụt vốn. VD: Hệ shoring không phân bổ vào cọc khoan nhồi tường vây (thi công trước và được thanh toán ngay) mà phân bổ vào toàn công trình. Khi thi công phải trả tiền làm shoring nhưng tiền thì được thanh toán dần theo khối lượng các công việc khác - hụt vốn.

4. Có trường hợp nhận thầu, lúc làm dự toán những định mức nhà nước cao không sửa lại (hầu hết là phần hoàn thiện). Tới lúc thực hiện, xong phần thô, CĐT chấm dứt hợp đồng và họ thanh toán sòng phẳng. Nhưng những công việc lời nhiều thì chưa làm, còn phần xương xẩu làm xong chẳng lời được bao nhiêu.

Mới nhớ được từng đó. Bạn nào có kinh nghiệm gì chia sẻ tiếp nhé.

3 nhận xét:

  1. Em không rõ lắm thuật ngữ hệ Shoring trong bài viết của a, a có thể giải thích thêm không ạ? Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa
  2. Shoring là hệ chống thành hố đào để chống sạt lở. Bạn seach google sẽ thấy hình ảnh rất nhiều.
    Thân

    Trả lờiXóa