Trước có một câu chuyện về một người thiện xạ, bách phát bách trúng. Anh tự đắc về tài năng của mình lắm. Có một hôm, có cụ già bán dầu đi ngang qua, không xuýt xoa tấm tắc như những người khác. Anh ta có vẻ không bằng lòng, hỏi cụ già: "Ông không thấy tôi giỏi sao?"
Cụ già lặng lẽ lấy đồng xu, đặt lên miệng bình dầu, múc một gáo dầu rồi từ từ rót cả gáo dầu lọt qua lỗ đồng xu. Lúc ấy, cụ già mới từ tốn: "Chẳng qua là quen tay mà thôi"
Đúng là quen tay chứ chẳng giỏi giang gì. Nhưng nhờ quen tay mà cụ già kiếm sống được bằng nghề bán dầu, nhờ quen tay mà anh thiện xạ làm giàu được bằng nghề bắn tên. Còn tôi, cũng nhờ quen tay mà kiếm được bữa đói bữa no bằng nghề dự toán "dạo" (Ai làm dự toán hôn?)
Thời gian nhiều việc nhất, tôi có trên 10 nhân viên chuyên bóc dự toán. Điểm chung của tất cả các bạn đó là dù học qua trường lớp, học qua các khóa dự toán có chứng chỉ đàng hoàng nhưng vào chỗ tôi cũng phải ít nhất 3 tháng mới bắt đầu hơi hơi quen tay (cá biệt có ông làm mãi, nói mãi, sửa mãi mà sai vẫn hoàn sai)
Qua nhiều khóa dạy dự toán, cả mở ở công ty tôi, cả ở trường Cao Đẳng, tôi cho bài tập nói mỏi mồm là phải làm cho quen nhưng hầu như tất cả các khóa giống nhau: Chẳng ai làm. Rồi một thời gian sau bắt tay vào việc lại gọi điện hỏi: "Thày cho em hỏi cái này làm thế nào?"
Để kết thúc chương trình học này, tôi đề nghị các bạn làm bài tập tôi cho hôm trước, thật nghiêm túc, hãy coi như đó là một công trình mà tôi là chủ đầu tư, các bạn là nhà thầu. Các bạn làm dự toán cả 3 hình thức:
- Dự toán thực tế (tư nhân và nước ngoài)
- Dự toán nhà nước (khi bạn làm nhân viên dự toán ở các công ty thiết kế)
- Dự toán dự thầu (đấu thầu công trình có yếu tố nhà nước)
Xong, các bạn có thể gửi cho tôi. Tôi sẽ cố gắng giành thời gian coi và nhận xét giùm bạn.
Tôi dự định sẽ giành ra buổi thứ 4 hoặc thứ 5 hàng tuần để tư vấn cho các bạn tại xD-cafe 41 Tân Canh. Các bạn xem thông tin trên trang dutoan.com để biết chi tiết.
Đề bài: Xem lại ở bài 8. Thay đổi một chút để các bạn học cách sửa đơn giá định mức:
- BT lót mác 75 (giảm 30kg XM so với mác 100, cát đá không thay đổi)
- BT móng có thêm phụ gia đông cứng nhanh, 1.2 kg/m3 BT, giá 60.000đ/kg
- Trên lớp BT lót có lớp nilon chống thấm, hao hụt 15%, giá 20.000đ/m2
Có cái việc tưởng chừng ai cũng biết, thế mà mấy lần đầu còn xiên trật tùm lum. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm cẩn thận bài này, coi như là tập bắn để dần dần trở thành "thiện xạ dự toán" - dự toán Pro
Phiên bản PDF đã biên tập: trên thangdutoan.vn http://bit.ly/312A0sU
Học dự toán online
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Bài 60: Tiến độ
Thực ra, cái này chẳng liên quan gì tới dự toán. Nhưng nó khá hữu ích
khi làm tiến độ dự thầu nên tôi đưa vào đây, coi như là khuyến mại.
Đa số anh em giờ làm tiến độ thầu bằng Project. Trước tôi cũng xài Project, nhưng sau thấy hơi lâu nên bỏ thời gian lập file Excel. Cái này chỉ hoàn toàn sử dụng hàm, công thức, định dạng ... của Excel thôi nên ai cũng có thể xài được, và tất nhiên là ... MIỄN PHÍ. Do chỉ tập trung vào chức năng duy nhất là lập tiến độ dự thầu (tiến độ ngang và biểu đồ nhân lực) nên rất linh hoạt, dễ kiểm soát và đặc biệt là làm tiến độ cực nhanh và in ấn bằng Excel rất tiện lợi.
Download file tại thangdutoan.vn, mục download http://bit.ly/2Oz4nTM
Bạn vui lòng xem phần hướng dẫn trong Sheet HuongDan. Sau đây là những điểm chính:
- Mỗi công việc sử dụng 3 dòng của Excel (dòng ở giữa thể hiện tiến độ).
- Khi bạn nhập ngày bắt đầu, số ngày, ngày kết thúc (nhập 2, còn lại link công thức để Excel tính), dòng giữa tự đổi màu để thể hiện tiến độ.
- Liên hệ giữa các công việc bạn tự nhập công thức: VD sàn tầng 2 bắt đầu sau khi kết thúc sàn tầng 1 một ngày, nhập thẳng vào ô. Khi bạn điều chỉnh số ngày làm sàn 1 thì ngày bắt đầu của sàn 2 tự động nhảy theo (đồng thời các công việc sau tự động nhảy theo luôn)
- Biểu đồ nhân lực cũng tự động nhảy theo. Nhưng bạn có thể sửa số nhân lực để biểu đồ trông đẹp hơn.
- Thêm dòng bằng cách copy cả 3 dòng. Xóa cũng phải xóa cả 3 dòng. Có thể thêm số ngày bằng cách copy cả cột nhưng chỉ nên dùng khoảng 200 ngày. Nếu số ngày lớn hơn, đặt mỗi ô là 2, 3, 4 ngày (ô I4)
- Ở dưới tiến độ còn có phần dự trù tài chính. Bạn tìm hiểu và tự nhập.
Bạn nhập chi phí ở cạnh cột ngày, Excel sẽ tự tính chi phí ngày và chi phí cộng dồn. Bạn nhập ngày dự kiến thanh toán sẽ ra số tiền vốn phải bỏ ra từng thời điểm.
Đa số anh em giờ làm tiến độ thầu bằng Project. Trước tôi cũng xài Project, nhưng sau thấy hơi lâu nên bỏ thời gian lập file Excel. Cái này chỉ hoàn toàn sử dụng hàm, công thức, định dạng ... của Excel thôi nên ai cũng có thể xài được, và tất nhiên là ... MIỄN PHÍ. Do chỉ tập trung vào chức năng duy nhất là lập tiến độ dự thầu (tiến độ ngang và biểu đồ nhân lực) nên rất linh hoạt, dễ kiểm soát và đặc biệt là làm tiến độ cực nhanh và in ấn bằng Excel rất tiện lợi.
Download file tại thangdutoan.vn, mục download http://bit.ly/2Oz4nTM
Bạn vui lòng xem phần hướng dẫn trong Sheet HuongDan. Sau đây là những điểm chính:
- Mỗi công việc sử dụng 3 dòng của Excel (dòng ở giữa thể hiện tiến độ).
- Khi bạn nhập ngày bắt đầu, số ngày, ngày kết thúc (nhập 2, còn lại link công thức để Excel tính), dòng giữa tự đổi màu để thể hiện tiến độ.
- Liên hệ giữa các công việc bạn tự nhập công thức: VD sàn tầng 2 bắt đầu sau khi kết thúc sàn tầng 1 một ngày, nhập thẳng vào ô. Khi bạn điều chỉnh số ngày làm sàn 1 thì ngày bắt đầu của sàn 2 tự động nhảy theo (đồng thời các công việc sau tự động nhảy theo luôn)
- Biểu đồ nhân lực cũng tự động nhảy theo. Nhưng bạn có thể sửa số nhân lực để biểu đồ trông đẹp hơn.
- Thêm dòng bằng cách copy cả 3 dòng. Xóa cũng phải xóa cả 3 dòng. Có thể thêm số ngày bằng cách copy cả cột nhưng chỉ nên dùng khoảng 200 ngày. Nếu số ngày lớn hơn, đặt mỗi ô là 2, 3, 4 ngày (ô I4)
- Ở dưới tiến độ còn có phần dự trù tài chính. Bạn tìm hiểu và tự nhập.
Bạn nhập chi phí ở cạnh cột ngày, Excel sẽ tự tính chi phí ngày và chi phí cộng dồn. Bạn nhập ngày dự kiến thanh toán sẽ ra số tiền vốn phải bỏ ra từng thời điểm.
Bài 59: Câu thần chú & Cái chết của con thiên nga
Có nhiều sai sót và phải trả bằng cái giá khá đắt. Thường chúng tôi gọi đó là học phí.
Có vài câu thần chú giúp bạn tránh hoặc giảm được các khoản học phí này:
- Kiểm tra kỹ các công việc có đơn vị là 100 (100m, 100m2, 100m3). Nhiều khi mời thầu theo đơn vị 1, bạn chọn đơn giá nhà nước và để nguyên nên giá trị tăng gấp 100 lần (coi ví dụ dưới).
- Công tác nào làm trước, để giá cao (để được thanh toán trước). Công tác nào làm sau, để giá thấp.
- Các công tác có thể được thay đổi đơn giá, để giá thấp để lúc tính chênh lệch được cao hơn.
- Một số công việc định mức nhà nước sai, chú ý sửa lại (bả matit, trần, tô đà trần ...)
- Những công tác thuộc biện pháp mà không có trong khối lượng cần phải phân bổ, phân bổ vào những công việc làm trước để được thi công và thanh toán trước.
Một số ví dụ mà anh em đã mắc:
1. Sai đơn vị tính: Trong bộ định mức có nhiều công việc đơn vị lại là 100, chẳng hạn như lợp mái ngói: 100m2 , đào đất bằng máy: 100m3, đóng cừ tràm: 100md.
Có một công trình, lợp mái ngói. Hồ sơ mời thầu mời đơn vị là m2 (150m2). Người làm dự toán dự thầu không để ý, chọn mã hiệu nhà nước nên đơn giá là đơn giá cho 100m2. Như vậy thay vì giá trị mái ngói chỉ 150m2x200.000đ/m2 = 30.000.000đ thì giá trị tăng 100 lần thành 3.000.000.000đ (công việc này bị tăng 2,7 tỷ)
Điều đáng nói là Công ty quyết định giá bỏ thầu cố định rồi nên anh ta loay hoay giảm những đơn giá khác xuống cho đủ số tổng.
Đến khi trúng thầu và thi công thì phát hiện ra, CĐT chỉ thanh toán theo khối lượng thực tế. Với công trình nhà nước, ngoài chủ đầu tư còn tài chính, kho bạc, kiểm toán ... nên bắt buộc bị cắt, không làm sao được.
Kết quả: Công ty lỗ, còn bạn nhân viên đó lên đường, kiếm việc mới.
2. Biện pháp thi công: Nhiều công trình, phần biện pháp thi công không đưa vào khối lượng mời thầu mà yêu cầu nhà thầu phải phân bổ và coi như chi phí đó đã nằm trong giá dự thầu.
Có trường hợp quên tính biện pháp, đến khi đàm phán hợp đồng mới biết, chỉ còn nước bỏ tiền bảo lãnh dự thầu mà chạy chứ nếu làm thì lỗ.
3. Cũng trường hợp về biện pháp như trên, nhưng khi tính lại phân bổ đơn giá cho toàn bộ công trình. Tới lúc triển khai thi công, biện pháp phải làm trước, phải chi phí nhưng do phân bổ vào toàn công trình nên không thanh toán được tiền biện pháp này ngay nên hụt vốn. VD: Hệ shoring không phân bổ vào cọc khoan nhồi tường vây (thi công trước và được thanh toán ngay) mà phân bổ vào toàn công trình. Khi thi công phải trả tiền làm shoring nhưng tiền thì được thanh toán dần theo khối lượng các công việc khác - hụt vốn.
4. Có trường hợp nhận thầu, lúc làm dự toán những định mức nhà nước cao không sửa lại (hầu hết là phần hoàn thiện). Tới lúc thực hiện, xong phần thô, CĐT chấm dứt hợp đồng và họ thanh toán sòng phẳng. Nhưng những công việc lời nhiều thì chưa làm, còn phần xương xẩu làm xong chẳng lời được bao nhiêu.
Mới nhớ được từng đó. Bạn nào có kinh nghiệm gì chia sẻ tiếp nhé.
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013
Bài 58: Điều chỉnh giá trị dự thầu
Bạn sẽ gặp vấn đề như sau: Sau khi tính xong được dự toán dự thầu, ban giám đốc họp bàn và đi đến quyết định: Bỏ thầu với giá x tỷ.
Tất nhiên, các sếp quyết dựa trên rất nhiều yếu tố (đối thủ cạnh tranh, thông tin tư vấn hay nhiều khi chỉ đơn giản là số đó đẹp - tổng 9 nút ...). Vấn đề là làm sao mình điều chỉnh khớp với số đó mà có thể có lợi nhất khi thi công.
Nói chung, bạn nên điều chỉnh thế nào để có thể giải trình hợp lý nhất. Nếu CĐT thấy rằng đơn giá của bạn không hợp lý thì họ cũng có quyền loại hồ sơ của bạn ra. Sau đây là vài cách thông dụng:
- Điều chỉnh định mức:
+ Định mức vật liệu: Tôi quản lý tốt, tránh hao hụt nên định mức giảm. Đặc biệt với giàn giáo và ván khuôn: Tôi xài giàn giáo ván khuôn thép, đã hết khấu hao nên giảm định mức ...
+ Định mức nhân công, máy thi công: Tôi quản lý tốt nên năng suất cao.
- Điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy:
+ Tôi lấy sỉ, là khách hàng thân thiết, đơn vị cung cấp có liên kết liên doanh nên giá tốt nhất thị trường.
+ Máy tôi đã hết khấu hao nên đơn giá ca máy giảm.
- Điều chỉnh các hệ số:
+ Trực tiếp phí khác: Tôi quản lý tốt nên giảm được, thay vì 2.5% tôi chỉ tính 1%, thậm chí không tính.
+ Chi phí chung: Tôi tổ chức bộ máy gọn nhẹ chuyên nghiệp nên thay vì 6.5% tôi chỉ cần 4%
+ Thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi chỉ tính lãi rất ít để tăng khả năng cạnh tranh.
Tất nhiên, các sếp quyết dựa trên rất nhiều yếu tố (đối thủ cạnh tranh, thông tin tư vấn hay nhiều khi chỉ đơn giản là số đó đẹp - tổng 9 nút ...). Vấn đề là làm sao mình điều chỉnh khớp với số đó mà có thể có lợi nhất khi thi công.
Nói chung, bạn nên điều chỉnh thế nào để có thể giải trình hợp lý nhất. Nếu CĐT thấy rằng đơn giá của bạn không hợp lý thì họ cũng có quyền loại hồ sơ của bạn ra. Sau đây là vài cách thông dụng:
- Điều chỉnh định mức:
+ Định mức vật liệu: Tôi quản lý tốt, tránh hao hụt nên định mức giảm. Đặc biệt với giàn giáo và ván khuôn: Tôi xài giàn giáo ván khuôn thép, đã hết khấu hao nên giảm định mức ...
+ Định mức nhân công, máy thi công: Tôi quản lý tốt nên năng suất cao.
- Điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy:
+ Tôi lấy sỉ, là khách hàng thân thiết, đơn vị cung cấp có liên kết liên doanh nên giá tốt nhất thị trường.
+ Máy tôi đã hết khấu hao nên đơn giá ca máy giảm.
- Điều chỉnh các hệ số:
+ Trực tiếp phí khác: Tôi quản lý tốt nên giảm được, thay vì 2.5% tôi chỉ tính 1%, thậm chí không tính.
+ Chi phí chung: Tôi tổ chức bộ máy gọn nhẹ chuyên nghiệp nên thay vì 6.5% tôi chỉ cần 4%
+ Thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi chỉ tính lãi rất ít để tăng khả năng cạnh tranh.
Bài 57: Phân tích đơn giá dự thầu
Bạn chuyển qua Sheet THDT để xem giá trị dự toán. Bạn cân nhắc điều chỉnh sau khi thấy hợp lý thì chuyển qua Sheet DGTH để tính đơn giá dự thầu.
Bạn bấm nút [Tính ĐGDT kiểu 1] hoặc [Tính ĐGDT kiểu 2]Phần mềm sẽ chạy để tính đơn giá và ghi đơn giá tổng hợp vào Sheet DuToan.
Ở Sheet DuToan, bạn rà soát đơn giá và thành tiền của từng công việc để loại trừ sai sót. Có lần tôi nhập sai định mức ván khuôn, chỉ khi tính ra tổng tiền ván khuôn ở Sheet DuToan này tôi mới phát hiện ra vì giá trị ván khuôn quá cao so với các công tác khác.
Bạn lưu ý: Với Excellent! giá trị tổng dự toán ở bảng Tổng hợp dự toán luôn bằng giá trị dự thầu
Bài 56: Sheet HaoPhi - Bảng giá hao phí thực tế
Ở bảng này, bạn nhập giá thực tế bình thường. Chỉ nhắc lại là bạn phải nhớ quy cách xuất xứ của vật liệu phải theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 1 thì bảng này chỉ có vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 2 thì bảng này có cả vật liệu, nhân công và máy.
Về nguyên tắc, giá vật liệu và cả nhân công máy là giá của nhà thầu, không phải là đơn giá nhà nước. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhập giá theo ý bạn chứ không phải tra bảng giá của Sở như trong dự toán nhà nước.
Đối với nhân công và máy thi công cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể nhập giá thị trường chứ không bị bắt buộc phải tuân thủ quy định nào cả.
Tuy nhiên, nhiều người tích dựa vào nhà nước cho chắc ăn:
- Nhân công thì lấy đơn giá ngày công trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số. Nhiều người tính theo bảng lương A8 với mức lương tối thiểu mới.
- Máy thi công tương tự. Lấy theo đơn giá ca máy trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số hoặc tính lại đơn giá ca máy theo thông tư 06.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 1 thì bảng này chỉ có vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu cách 2 thì bảng này có cả vật liệu, nhân công và máy.
Về nguyên tắc, giá vật liệu và cả nhân công máy là giá của nhà thầu, không phải là đơn giá nhà nước. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhập giá theo ý bạn chứ không phải tra bảng giá của Sở như trong dự toán nhà nước.
Đối với nhân công và máy thi công cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể nhập giá thị trường chứ không bị bắt buộc phải tuân thủ quy định nào cả.
Tuy nhiên, nhiều người tích dựa vào nhà nước cho chắc ăn:
- Nhân công thì lấy đơn giá ngày công trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số. Nhiều người tính theo bảng lương A8 với mức lương tối thiểu mới.
- Máy thi công tương tự. Lấy theo đơn giá ca máy trong cuốn dự toán nhà nước nhân với hệ số hoặc tính lại đơn giá ca máy theo thông tư 06.
Bài 55: Sheet PhanTich - Sửa định mức và phân tích hao phí
Tương tự như làm dự toán, bạn có thể bấm F10 để sửa định mức cho 1 công việc hoặc F9 để phân tích toàn bộ công trình và sửa định mức luôn thể.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 1 (vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá nhân hệ số) thì chỉ cần phân tích vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 2 (cả vật liệu, nhân công và máy đều theo đơn giá thực tế) thì phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy TC. Vui lòng xem lại bài 45 để biết lựa chọn phân tích vật liệu hay tất cả VL, NC, M.
Ở bảng này, bạn lưu ý 2 điểm:
1. Về nguyên tắc, định mức cũng như giá hao phí là do bạn chào chứ không phải áp dụng đơn giá nhà nước. Vì vậy, nếu công việc nào tính ra đơn giá quá bất hợp lý so với thị trường thì bạn nên sửa cho phù hợp.
2. Nguyên tắc khi sửa định mức (và cả giá hao phí) là công tác nào làm trước (VD với công trình dân dụng là phần thô) thì để giá cao, công tác làm sau (hoàn thiện) để giá thấp.
3. Với những công tác cần phân bổ thêm các hao phí, bạn chèn thêm dòng và tính toán nhập định mức cho phù hợp. Bạn xem lại bài trước để biết cách đưa ván khuôn vào công tác bê tông. Với các công tác khác làm tương tự.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 1 (vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá nhân hệ số) thì chỉ cần phân tích vật liệu.
Trường hợp bạn làm dự toán dự thầu theo cách 2 (cả vật liệu, nhân công và máy đều theo đơn giá thực tế) thì phải phân tích cả vật liệu, nhân công và máy TC. Vui lòng xem lại bài 45 để biết lựa chọn phân tích vật liệu hay tất cả VL, NC, M.
Ở bảng này, bạn lưu ý 2 điểm:
1. Về nguyên tắc, định mức cũng như giá hao phí là do bạn chào chứ không phải áp dụng đơn giá nhà nước. Vì vậy, nếu công việc nào tính ra đơn giá quá bất hợp lý so với thị trường thì bạn nên sửa cho phù hợp.
2. Nguyên tắc khi sửa định mức (và cả giá hao phí) là công tác nào làm trước (VD với công trình dân dụng là phần thô) thì để giá cao, công tác làm sau (hoàn thiện) để giá thấp.
3. Với những công tác cần phân bổ thêm các hao phí, bạn chèn thêm dòng và tính toán nhập định mức cho phù hợp. Bạn xem lại bài trước để biết cách đưa ván khuôn vào công tác bê tông. Với các công tác khác làm tương tự.
Bài 54: Các đơn giá gộp
Trước kia, khối lượng mời thầu thường được copy nguyên xi khối lượng dự toán được duyệt. Nhưng hiện nay, rất nhiều hồ sơ mời thầu yêu cầu gộp các đơn giá vào cho gọn, dễ quản lý.
- Ván khuôn thường được coi là biện pháp để đổ BT nên người ta bỏ khối lượng ván khuôn. Khi bạn tính đơn giá BT phải cộng thêm chi phí cho ván khuôn.
- Giàn giáo trong, giàn giáo và bao che bên ngoài cũng hay bị loại bỏ. Bạn sẽ phải phân bổ vào đơn giá của các công việc liên quan.
- Công tác vận chuyển lên cao cũng hay bị loại bỏ. Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc.
- Một số công tác thuộc biện pháp cũng hay bị loại bỏ. VD: hệ shoring, khoan giếng và vận hành hạ mực nước ngầm ... Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc liên quan.
Nguyên tắc chung là bạn cố gắng phân bổ vào các công việc làm trước (sẽ được thanh toán trước)
Đây là một ví dụ về việc phân bổ giá ván khuôn vào công tác bê tông.
Ở ví dụ trên, tôi tính cứ mỗi m3 BT dầm hao phí là 10.6m2 ván khuôn.
Ghi chú: Trước năm 1998 (lúc đó sử dụng định mức 56) thì ván khuôn được gộp trong BT tương tự như cách tính trong ví dụ này. Sau định mức 1242 mới tách công việc ván khuôn riêng.
- Ván khuôn thường được coi là biện pháp để đổ BT nên người ta bỏ khối lượng ván khuôn. Khi bạn tính đơn giá BT phải cộng thêm chi phí cho ván khuôn.
- Giàn giáo trong, giàn giáo và bao che bên ngoài cũng hay bị loại bỏ. Bạn sẽ phải phân bổ vào đơn giá của các công việc liên quan.
- Công tác vận chuyển lên cao cũng hay bị loại bỏ. Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc.
- Một số công tác thuộc biện pháp cũng hay bị loại bỏ. VD: hệ shoring, khoan giếng và vận hành hạ mực nước ngầm ... Bạn cũng phải phân bổ vào các công việc liên quan.
Nguyên tắc chung là bạn cố gắng phân bổ vào các công việc làm trước (sẽ được thanh toán trước)
Đây là một ví dụ về việc phân bổ giá ván khuôn vào công tác bê tông.
Ở ví dụ trên, tôi tính cứ mỗi m3 BT dầm hao phí là 10.6m2 ván khuôn.
Ghi chú: Trước năm 1998 (lúc đó sử dụng định mức 56) thì ván khuôn được gộp trong BT tương tự như cách tính trong ví dụ này. Sau định mức 1242 mới tách công việc ván khuôn riêng.
Bài 53: Khối lượng dự thầu
Hầu hết các hồ sơ mời thầu đều quy định là nếu nhà thầu phát hiện khối lượng chưa chính xác thì phải lập bảng riêng, không được tính phần sai khác này vào giá dự thầu.
Khi bạn làm hồ sơ thầu, nhất thiết phải kiểm tra lại khối lượng mời thầu. Tùy dạng hợp đồng mà mình có thể điều chỉnh cho phù hợp:
- Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán theo khối lượng: Sai khác khối lượng không quan trọng lắm vì đằng nào khối lượng cũng được thanh toán theo thực tế. Trừ trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng quá nhiều tới tổng giá trị công trình thì phải đề xuất để CĐT xem xét tính lại cho phù hợp.
- Trường hợp hợp đồng theo trọn gói, không điều chỉnh (bút sa gà chết) thì bắt buộc phải tính toán lại cẩn thận khối lượng. Tôi đã gặp trường hợp thiếu khối lượng không phát hiện ra, tới khi đi đàm phán hợp đồng mới biết phải bỏ của chạy lấy người, mất bảo lãnh dự thầu vì nếu làm thì còn lỗ nhiều hơn.
Nói chung, khi đấu thầu, các nhà thầu rất ngại việc đề xuất những khối lượng dư/thiếu. Vì vậy, chỉ những trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng nhiều tới giá dự thầu thì họ mới xét.
Khi kiểm tra khối lượng dự thầu, bạn làm theo nguyên tắc như sau:
- Rà soát kiểm tra các đầu công việc. Nếu thiếu đầu công việc thì phải tìm hiểu xem:
+ Công việc đó có được coi là biện pháp, đã bao gồm trong công việc khác hay không.
+ Công việc đó có nằm trong gói thầu này hay không hay nằm trong gói thầu khác.
+ Nếu không, đề xuất với CĐT để bổ sung thêm công việc đó vào khối lượng dự thầu (bảng riêng).
- Rà soát kiểm tra các khối lượng có giá trị lớn trước và cẩn thận. Vì những sai sót ở các công việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình. Với những công việc có giá trị nhỏ, có thể kiểm tra nhanh vì sai sót ở những công việc này cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình.
- Rà soát kiểm tra các công việc có đơn vị (100m2, 100m3). Những công việc này hay bị sai khối lượng (quên chưa /100) hoặc nhiều khi người làm mời thầu cố tình sai.
Mẹo: Trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định, khối lượng theo thực tế, nếu phát hiện những khối lượng chưa chính xác thì những khối lượng nào dự kiến sẽ giảm để giá thật thấp (khi giảm sẽ bị giảm ít), những khối lượng nào dự kiến sẽ tăng sẽ để giá thật cao (tăng sẽ được tăng nhiều)
Khi bạn làm hồ sơ thầu, nhất thiết phải kiểm tra lại khối lượng mời thầu. Tùy dạng hợp đồng mà mình có thể điều chỉnh cho phù hợp:
- Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán theo khối lượng: Sai khác khối lượng không quan trọng lắm vì đằng nào khối lượng cũng được thanh toán theo thực tế. Trừ trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng quá nhiều tới tổng giá trị công trình thì phải đề xuất để CĐT xem xét tính lại cho phù hợp.
- Trường hợp hợp đồng theo trọn gói, không điều chỉnh (bút sa gà chết) thì bắt buộc phải tính toán lại cẩn thận khối lượng. Tôi đã gặp trường hợp thiếu khối lượng không phát hiện ra, tới khi đi đàm phán hợp đồng mới biết phải bỏ của chạy lấy người, mất bảo lãnh dự thầu vì nếu làm thì còn lỗ nhiều hơn.
Nói chung, khi đấu thầu, các nhà thầu rất ngại việc đề xuất những khối lượng dư/thiếu. Vì vậy, chỉ những trường hợp sai khác quá lớn, ảnh hưởng nhiều tới giá dự thầu thì họ mới xét.
Khi kiểm tra khối lượng dự thầu, bạn làm theo nguyên tắc như sau:
- Rà soát kiểm tra các đầu công việc. Nếu thiếu đầu công việc thì phải tìm hiểu xem:
+ Công việc đó có được coi là biện pháp, đã bao gồm trong công việc khác hay không.
+ Công việc đó có nằm trong gói thầu này hay không hay nằm trong gói thầu khác.
+ Nếu không, đề xuất với CĐT để bổ sung thêm công việc đó vào khối lượng dự thầu (bảng riêng).
- Rà soát kiểm tra các khối lượng có giá trị lớn trước và cẩn thận. Vì những sai sót ở các công việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình. Với những công việc có giá trị nhỏ, có thể kiểm tra nhanh vì sai sót ở những công việc này cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá trị công trình.
- Rà soát kiểm tra các công việc có đơn vị (100m2, 100m3). Những công việc này hay bị sai khối lượng (quên chưa /100) hoặc nhiều khi người làm mời thầu cố tình sai.
Mẹo: Trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định, khối lượng theo thực tế, nếu phát hiện những khối lượng chưa chính xác thì những khối lượng nào dự kiến sẽ giảm để giá thật thấp (khi giảm sẽ bị giảm ít), những khối lượng nào dự kiến sẽ tăng sẽ để giá thật cao (tăng sẽ được tăng nhiều)
Bài 52: Sheet DuToan (Bảng chi tiết giá dự thầu)
Bạn phải làm 2 việc chính trong bảng này: Chọn đơn giá và nhập khối lượng.
Trong hồ sơ mời thầu sẽ có bảng tiên lượng (khối lượng) mời thầu.
Bạn chọn đơn giá và nhập khối lượng.Cách chọn đơn giá, nếu bạn quên, vui lòng xem lại bài 37
Về khối lượng, bạn nhập đúng như khối lượng mời thầu. Trường hợp phát hiện khối lượng chênh lệch thì phải làm bảng riêng chứ không được đưa chênh lệch vào bảng này (xem khung màu đỏ phía trên).
Về đơn giá, tuy bạn chọn được mã hiệu đơn giá nhà nước rồi nhưng phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu để tính đơn giá cho đúng. Chẳng hạn ở ví dụ này có 2 vấn đề:
- Đơn giá là đơn giá tổng hợp (khung màu xanh). Trong hồ sơ mời thầu này chỉ có khối lượng bê tông, không có khối lượng ván khuôn. Vì vậy đơn giá phải tính làm sao cho đủ cả giá của ván khuôn trong đó. Hệ thống nước tương tự. Họ ghi như vậy có nghĩa là bên thi công phải tính làm sao để phải bao được việc xin phép đấu nối ...
- Biện pháp thi công (các công tác phục vụ thi công): Công trình này làm 2 hầm, phải có hệ shooring và khoan giếng hạ mực nước ngầm. Nhưng khối lượng mời thầu không có 2 công việc này. Như câu cuối ở khung màu xanh thì các công việc này cũng phải tính vào đơn giá dự thầu.
Các vấn đề này tôi sẽ đưa vào một bài lưu ý riêng.
Trong trường hợp bằng cách nào đó bạn có được file khối lượng (có cả mã hiệu), bạn có thể copy vào bảng này rồi bấm nút [Lấy TB] (lấy toàn bộ đơn giá, định mức cho công việc). Lưu ý Paste Special ... value để không làm mất định dạng cell.
Sau khi copy, bạn phải lưu ý rà soát lại với khối lượng mời thầu vì đôi khi file mình xin được có những sai lệch. Như ở ví dụ trên, công tác vận chuyển đi đổ tính đúng phải có 3 mã hiệu (1km đầu, từ km2-km7, trên 7km) nhưng ở hồ sơ mời thầu họ chỉ để 1 công tác. Hoặc ở file dự toán có tính ván khuôn và công tác giàn giáo bao che nhưng hồ sơ mời thầu không có.
Sau khi rà soát công việc và khối lượng xong, bấm nút [Lấy TB] chỗ khoanh màu đỏ
Trong hồ sơ mời thầu sẽ có bảng tiên lượng (khối lượng) mời thầu.
Bạn chọn đơn giá và nhập khối lượng.Cách chọn đơn giá, nếu bạn quên, vui lòng xem lại bài 37
Về khối lượng, bạn nhập đúng như khối lượng mời thầu. Trường hợp phát hiện khối lượng chênh lệch thì phải làm bảng riêng chứ không được đưa chênh lệch vào bảng này (xem khung màu đỏ phía trên).
Về đơn giá, tuy bạn chọn được mã hiệu đơn giá nhà nước rồi nhưng phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu để tính đơn giá cho đúng. Chẳng hạn ở ví dụ này có 2 vấn đề:
- Đơn giá là đơn giá tổng hợp (khung màu xanh). Trong hồ sơ mời thầu này chỉ có khối lượng bê tông, không có khối lượng ván khuôn. Vì vậy đơn giá phải tính làm sao cho đủ cả giá của ván khuôn trong đó. Hệ thống nước tương tự. Họ ghi như vậy có nghĩa là bên thi công phải tính làm sao để phải bao được việc xin phép đấu nối ...
- Biện pháp thi công (các công tác phục vụ thi công): Công trình này làm 2 hầm, phải có hệ shooring và khoan giếng hạ mực nước ngầm. Nhưng khối lượng mời thầu không có 2 công việc này. Như câu cuối ở khung màu xanh thì các công việc này cũng phải tính vào đơn giá dự thầu.
Các vấn đề này tôi sẽ đưa vào một bài lưu ý riêng.
Trong trường hợp bằng cách nào đó bạn có được file khối lượng (có cả mã hiệu), bạn có thể copy vào bảng này rồi bấm nút [Lấy TB] (lấy toàn bộ đơn giá, định mức cho công việc). Lưu ý Paste Special ... value để không làm mất định dạng cell.
Sau khi rà soát công việc và khối lượng xong, bấm nút [Lấy TB] chỗ khoanh màu đỏ
Bài 51: Cưỡi ngựa xem hoa (tiếp theo)
Như đã nói ở bài trước, chúng ta sẽ làm dự toán trước, sau khi xong dự toán sẽ chuyển thành dạng dự thầu.
Như vậy, chúng ta cũng sẽ làm qua 4 Sheet: DuToan - PhanTich - HaoPhi - THDT. Sau khi căn chỉnh giá trị dự toán ở bảng THDT phù hợp rồi mới chuyển qua Sheet DGTH (Đơn giá tổng hợp) để bấm nút chạy phân tích đơn giá chi tiết.
Khi in sẽ in các bảng sau:
- Biểu tổng hợp giá dự thầu (mẫu 8A): Phải làm thêm bảng này. Bảng này chỉ là một Sheet Excel bình thường rồi link tổng các hạng mục từ Sheet DuToan (mẫu 8B) sang.
- Biểu chi tiết giá dự thầu (mẫu 8B): Sử dụng Sheet DuToan với đơn giá tổng hợp lấy từ Sheet DGTH (mẫu 9A).
- Phân tích đơn giá dự thầu (mẫu 9A): Sử dụng Sheet DGTH, link định mức từ Sheet PhanTich, giá vật tư nhân công máy từ Sheet HaoPhi và tính thêm các chi phí theo quy định.
- Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (mẫu 10): Sử dụng Sheet HaoPhi. Bảng này đặc biệt chú ý Quy cách xuất xứ phải phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nếu không sẽ bị loại.
Các Sheet PhanTich và THDT chỉ để tính toán trung gian, không cần in.
Lưu ý: Tùy hồ sơ mời thầu mà số hiệu mẫu có thể khác nhau. Trong hướng dẫn về hồ sơ mời thầu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì đánh số là 8A-8B-9A-10, nhưng trong gói thầu mà tôi làm ví dụ ở trên thì các mẫu trước họ cắt giảm nên đánh số là 6A-6B-7-8.
Như vậy, chúng ta cũng sẽ làm qua 4 Sheet: DuToan - PhanTich - HaoPhi - THDT. Sau khi căn chỉnh giá trị dự toán ở bảng THDT phù hợp rồi mới chuyển qua Sheet DGTH (Đơn giá tổng hợp) để bấm nút chạy phân tích đơn giá chi tiết.
Khi in sẽ in các bảng sau:
- Biểu tổng hợp giá dự thầu (mẫu 8A): Phải làm thêm bảng này. Bảng này chỉ là một Sheet Excel bình thường rồi link tổng các hạng mục từ Sheet DuToan (mẫu 8B) sang.
- Biểu chi tiết giá dự thầu (mẫu 8B): Sử dụng Sheet DuToan với đơn giá tổng hợp lấy từ Sheet DGTH (mẫu 9A).
- Phân tích đơn giá dự thầu (mẫu 9A): Sử dụng Sheet DGTH, link định mức từ Sheet PhanTich, giá vật tư nhân công máy từ Sheet HaoPhi và tính thêm các chi phí theo quy định.
- Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (mẫu 10): Sử dụng Sheet HaoPhi. Bảng này đặc biệt chú ý Quy cách xuất xứ phải phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nếu không sẽ bị loại.
Các Sheet PhanTich và THDT chỉ để tính toán trung gian, không cần in.
Lưu ý: Tùy hồ sơ mời thầu mà số hiệu mẫu có thể khác nhau. Trong hướng dẫn về hồ sơ mời thầu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì đánh số là 8A-8B-9A-10, nhưng trong gói thầu mà tôi làm ví dụ ở trên thì các mẫu trước họ cắt giảm nên đánh số là 6A-6B-7-8.
Bài 50: Hai cách phân tích đơn giá dự thầu
Như phân tích ở bài trước, với những công trình bình thường chỉ cần làm mẫu 9A là đủ. Bạn thành thạo mẫu 9A thì có thể đọc thêm để làm mẫu 9B nếu cần thiết. Ở đây, tôi chỉ hướng dẫn bạn mẫu 9A thôi.
Phân tích đơn giá dự thầu theo mẫu 9A cũng có 2 kiểu:
Kiểu 1: Vật liệu theo đơn giá thực tế, nhân công và máy thi công theo đơn giá tỉnh/thành phố nhân với hệ số. Cách này tương đương với Dự toán nhà nước cách 1
Kiểu 2: Cả vật liệu, nhân công và máy thi công đều theo đơn giá thực tế. Cách này tương đương với dự toán nhà nước cách 3.
Khác với các phần mềm khác, dự toán nhà nước và dự toán dự thầu thường sai lệch, đôi khi sai lệch nhiều, với Excellent! giá trị dự thầu luôn đúng bằng giá trị dự toán. Vì thực ra bản chất là dự thầu hay dự toán đều giống nhau, chỉ khác là dự toán thì tính cho toàn bộ công trình, dự thầu thì phân tích cho từng công việc mà thôi.
Với Excellent! sau khi đã làm được dự toán thì chỉ cần bấm 1 nút là tự động phần mềm tính thành dạng dự toán dự thầu. Vì vậy, thường khi làm dự thầu, tôi làm dự toán trước, sau khi cân chỉnh số liệu xong xuôi (VD: muốn dự thầu với giá 50 tỷ chẳng hạn thì căn chỉnh dự toán cho đúng con số mong muốn) thì mới bấm nút để chuyển sang dạng dự thầu.
Phân tích đơn giá dự thầu kiểu 1
Vật liệu áp giá thực tế, nhân công và máy lấy đơn giá tỉnh/thành phố nhân hệ số
Phân tích đơn giá dự thầu kiểu2
Cả vật liệu, nhân công, máy thi công đều áp giá thực tế
Phân tích đơn giá dự thầu theo mẫu 9A cũng có 2 kiểu:
Kiểu 1: Vật liệu theo đơn giá thực tế, nhân công và máy thi công theo đơn giá tỉnh/thành phố nhân với hệ số. Cách này tương đương với Dự toán nhà nước cách 1
Kiểu 2: Cả vật liệu, nhân công và máy thi công đều theo đơn giá thực tế. Cách này tương đương với dự toán nhà nước cách 3.
Khác với các phần mềm khác, dự toán nhà nước và dự toán dự thầu thường sai lệch, đôi khi sai lệch nhiều, với Excellent! giá trị dự thầu luôn đúng bằng giá trị dự toán. Vì thực ra bản chất là dự thầu hay dự toán đều giống nhau, chỉ khác là dự toán thì tính cho toàn bộ công trình, dự thầu thì phân tích cho từng công việc mà thôi.
Với Excellent! sau khi đã làm được dự toán thì chỉ cần bấm 1 nút là tự động phần mềm tính thành dạng dự toán dự thầu. Vì vậy, thường khi làm dự thầu, tôi làm dự toán trước, sau khi cân chỉnh số liệu xong xuôi (VD: muốn dự thầu với giá 50 tỷ chẳng hạn thì căn chỉnh dự toán cho đúng con số mong muốn) thì mới bấm nút để chuyển sang dạng dự thầu.
Phân tích đơn giá dự thầu kiểu 1
Vật liệu áp giá thực tế, nhân công và máy lấy đơn giá tỉnh/thành phố nhân hệ số
Phân tích đơn giá dự thầu kiểu2
Cả vật liệu, nhân công, máy thi công đều áp giá thực tế
Bài 49: Dự toán dự thầu
Xong phần dự toán, giờ chúng ta chuyển qua phần dự toán dự thầu.
Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công) luôn có cùng cách tính toán (kiểu dự toán thực tế như đã trình bày ở bài 10-15). Như vậy mới dễ dàng kiểm tra và rút kinh nghiệm (VD: Dự toán tính sai, khi dự thầu phát hiện ra - rút kinh nghiệm; dự thầu vẫn còn sai, khi thi công phát hiện ra - rút kinh nghiệm)
Nhưng với các dự án nhà nước thì dự toán và dự thầu chẳng ăn nhập gì với nhau.
- Dự toán thì làm theo 4 bước: Dự toán chi tiết - Phân tích VT - Tổng hợp VT - Tổng hợp DT
- Dự thầu thì gần giống kiểu tư nhân và nước ngoài: Chỉ có 1 bảng Dự toán duy nhất (với đơn giá là đơn giá tổng hợp). Tuy nhiên, đa số trường hợp bắt phải phân tích đơn giá (để chứng minh đơn giá đó là đúng - không như công trình tư nhân và nước ngoài, không cần phải chứng minh đơn giá).
Hiện nay, công việc mời thầu, dự thầu, chấm thầu các công trình nhà nước được quy định ở Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu, Thông tư 01/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (quy mô lớn), Thông tư 02/2010/TT-BKH quy định cho HSMT (quy mô nhỏ)
Các bạn đọc kỹ nội dung để vận dụng sao cho có lợi nhất. Sau đây tôi chỉ nêu những ý chính:
- Các công trình có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định của nhà nước về đấu thầu.
- Tất cả định mức, đơn giá dự thầu đều là của nhà thầu, không phải định mức đơn giá nhà nước (đúng theo tinh thần nhà nước không quản nữa - từ sau năm 2007)
- Phần giá dự thầu lập theo các mẫu hướng dẫn trong các phụ lục của TT01/2010/TT-BKH và TT02/2010/TT-BKH
Hướng dẫn của nhà nước thì như vậy, nhưng khi tham gia dự thầu, các bạn phải đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, có công trình đăng báo mời thầu là cả vài chục nhà thầu mua hồ sơ. Vì vậy, những người soạn thảo hồ sơ mời thầu, tuy vẫn phải tuân thủ quy định nhưng thường đưa vào những chi tiết rất oái oăm, hay nói đúng hơn là gài rất nhiều thứ để loại những người cần loại.
Nói chung, phần dự toán dự thầu thường có 5 bảng như sau:
- Mẫu 8A: Biểu tổng hợp giá dự thầu. Thường là tổng hợp các hạng mục (lấy tổng từ mẫu 8B)
- Mẫu 8B: Biểu chi tiết giá dự thầu. Chỉ đơn giản là lấy khối lượng x đơn giá ra thành tiền mà thôi (giống dự toán thực tế, nhưng đơn giá phải có phân tích chi tiết ở mẫu 9A và 9B)
- Mẫu 9A: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD chi tiết). Chiết tính chi tiết đơn giá từng công việc
- Mẫu 9B: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD tổng hợp). Tính đơn giá cho một nhóm công việc (các nhóm có nhiều công việc ở mẫu 9A)
- Mẫu 10: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu. Nếu có tính thì thuyết minh trong bảng này. Thường thì lấy giá thực tế và không cần tính. Nhưng bảng này có điểm hết sức quan trọng, là phải nhập đủ nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu. Thiếu cái này là bị loại ngay.
Chú ý: Nhiều người chưa rành việc đấu thầu, thấy dọa là "sai một chữ cũng bị loại" nên cứ phải đè ra tính cho đủ cả 2 mẫu 9A và 9B cho bằng được. Thực ra mẫu 9B chỉ sử dụng cho trường hợp lập đơn giá cho một nhóm công việc, chẳng hạn đào đất - chuyển ra bãi đổ - chở đi đổ (với những công trình như thủy điện có thể có cả chục đầu công việc) nên người ta gom nhóm lại cho đơn giản. Với những công trình dân dụng bình thường thì chỉ mẫu 9A là đủ.
Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công) luôn có cùng cách tính toán (kiểu dự toán thực tế như đã trình bày ở bài 10-15). Như vậy mới dễ dàng kiểm tra và rút kinh nghiệm (VD: Dự toán tính sai, khi dự thầu phát hiện ra - rút kinh nghiệm; dự thầu vẫn còn sai, khi thi công phát hiện ra - rút kinh nghiệm)
Nhưng với các dự án nhà nước thì dự toán và dự thầu chẳng ăn nhập gì với nhau.
- Dự toán thì làm theo 4 bước: Dự toán chi tiết - Phân tích VT - Tổng hợp VT - Tổng hợp DT
- Dự thầu thì gần giống kiểu tư nhân và nước ngoài: Chỉ có 1 bảng Dự toán duy nhất (với đơn giá là đơn giá tổng hợp). Tuy nhiên, đa số trường hợp bắt phải phân tích đơn giá (để chứng minh đơn giá đó là đúng - không như công trình tư nhân và nước ngoài, không cần phải chứng minh đơn giá).
Hiện nay, công việc mời thầu, dự thầu, chấm thầu các công trình nhà nước được quy định ở Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu, Thông tư 01/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu (quy mô lớn), Thông tư 02/2010/TT-BKH quy định cho HSMT (quy mô nhỏ)
Các bạn đọc kỹ nội dung để vận dụng sao cho có lợi nhất. Sau đây tôi chỉ nêu những ý chính:
- Các công trình có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định của nhà nước về đấu thầu.
- Tất cả định mức, đơn giá dự thầu đều là của nhà thầu, không phải định mức đơn giá nhà nước (đúng theo tinh thần nhà nước không quản nữa - từ sau năm 2007)
- Phần giá dự thầu lập theo các mẫu hướng dẫn trong các phụ lục của TT01/2010/TT-BKH và TT02/2010/TT-BKH
Hướng dẫn của nhà nước thì như vậy, nhưng khi tham gia dự thầu, các bạn phải đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, có công trình đăng báo mời thầu là cả vài chục nhà thầu mua hồ sơ. Vì vậy, những người soạn thảo hồ sơ mời thầu, tuy vẫn phải tuân thủ quy định nhưng thường đưa vào những chi tiết rất oái oăm, hay nói đúng hơn là gài rất nhiều thứ để loại những người cần loại.
Nói chung, phần dự toán dự thầu thường có 5 bảng như sau:
- Mẫu 8A: Biểu tổng hợp giá dự thầu. Thường là tổng hợp các hạng mục (lấy tổng từ mẫu 8B)
- Mẫu 8B: Biểu chi tiết giá dự thầu. Chỉ đơn giản là lấy khối lượng x đơn giá ra thành tiền mà thôi (giống dự toán thực tế, nhưng đơn giá phải có phân tích chi tiết ở mẫu 9A và 9B)
- Mẫu 9A: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD chi tiết). Chiết tính chi tiết đơn giá từng công việc
- Mẫu 9B: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD tổng hợp). Tính đơn giá cho một nhóm công việc (các nhóm có nhiều công việc ở mẫu 9A)
- Mẫu 10: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu. Nếu có tính thì thuyết minh trong bảng này. Thường thì lấy giá thực tế và không cần tính. Nhưng bảng này có điểm hết sức quan trọng, là phải nhập đủ nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu. Thiếu cái này là bị loại ngay.
Chú ý: Nhiều người chưa rành việc đấu thầu, thấy dọa là "sai một chữ cũng bị loại" nên cứ phải đè ra tính cho đủ cả 2 mẫu 9A và 9B cho bằng được. Thực ra mẫu 9B chỉ sử dụng cho trường hợp lập đơn giá cho một nhóm công việc, chẳng hạn đào đất - chuyển ra bãi đổ - chở đi đổ (với những công trình như thủy điện có thể có cả chục đầu công việc) nên người ta gom nhóm lại cho đơn giản. Với những công trình dân dụng bình thường thì chỉ mẫu 9A là đủ.
Bài 48: Tổng dự toán
Phần A: Chi phí xây dựng: Bạn link công thức từ các file dự toán hạng mục sang
Phần B: Bạn lập bảng danh mục thiết bị hoặc lấy bảng danh mục thiết bị từ bộ phận chuyên môn (thường trong các dự án xây dựng nhà máy thì danh mục thiết bị rất phức tạp và phải do bên chuyên môn cung cấp, chẳng hạn như xây dựng nhà máy sứ và thiết bị vệ sinh thì gồm rất nhiều chủng loại máy mà chuyên môn xây dựng không thể biết được)
Phần C: Chi phí Quản lý dự án và Tư vấn: Tôi đã lập sẵn Sheet DMTV (định mức tư vấn) và tra tự động định mức dựa vào giá trị công trình và loại công trình. Bạn chỉ cần kiểm tra lại chút xíu là được.
Cũng lưu ý mẫu bảng này là mẫu thông dụng, nhưng một số công ty cách sắp xếp có thể khác đi. Bạn căn cứ thực tế mà làm cho đúng.
Phần D: Dự phòng phí hiện nay bao gồm 2 loại. Ngoài dự phòng (thường lấy là 10%) còn có dự phòng trượt giá nữa. Ở đây tôi chưa đưa vào dự phòng trượt giá, bạn tự lập công thức theo hướng dẫn tại TT04 nếu cần.
Phần B: Bạn lập bảng danh mục thiết bị hoặc lấy bảng danh mục thiết bị từ bộ phận chuyên môn (thường trong các dự án xây dựng nhà máy thì danh mục thiết bị rất phức tạp và phải do bên chuyên môn cung cấp, chẳng hạn như xây dựng nhà máy sứ và thiết bị vệ sinh thì gồm rất nhiều chủng loại máy mà chuyên môn xây dựng không thể biết được)
Phần C: Chi phí Quản lý dự án và Tư vấn: Tôi đã lập sẵn Sheet DMTV (định mức tư vấn) và tra tự động định mức dựa vào giá trị công trình và loại công trình. Bạn chỉ cần kiểm tra lại chút xíu là được.
Cũng lưu ý mẫu bảng này là mẫu thông dụng, nhưng một số công ty cách sắp xếp có thể khác đi. Bạn căn cứ thực tế mà làm cho đúng.
Phần D: Dự phòng phí hiện nay bao gồm 2 loại. Ngoài dự phòng (thường lấy là 10%) còn có dự phòng trượt giá nữa. Ở đây tôi chưa đưa vào dự phòng trượt giá, bạn tự lập công thức theo hướng dẫn tại TT04 nếu cần.
Bài 47: Tổng hợp dự toán
Kiểu 1: Tp. HCM và miền Nam
Vật liệu link từ Sheet HaoPhi, Vật liệu khác Link từ Sheet PhanTich, Nhân công và máy TC link từ Sheet DuToan. Các hệ số link từ Sheet CaiDat.
Bảng này hoàn toàn là công thức của Excel, bạn có thể tự tham khảo, không có gì quá khó.
Kiểu 2: Bù giá. Khu vực miền Bắc và miền Trung. Bạn bấm nút khoanh màu đỏ về số 2
Chỉ khác kiểu 1 là Chi phí vật liệu lấy ở Sheet DuToan, sau đó tính thêm Bù giá vật liệu ở Sheet HaoPhi. Còn tất cả các chi phí khác đều giống kiểu 1
Kiểu 3: VL, NC, MTC đều lấy theo thực tế. Theo TT18
Lần này thì cả vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet HaoPhi.
Vật liệu khác, Máy khác lấy ở Sheet PhanTich. Còn tất cả các chi phí khác đều giống 2 kiểu trên.
Kiểu 4: Tính lại đơn giá VL, NC, MTC theo giá thực tế. Kiểu bên Giao thông hay sử dụng.
Vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet DuToan (áp đơn giá đã tính lại).
Các chi phí khác giống các kiểu trên.
Vật liệu link từ Sheet HaoPhi, Vật liệu khác Link từ Sheet PhanTich, Nhân công và máy TC link từ Sheet DuToan. Các hệ số link từ Sheet CaiDat.
Bảng này hoàn toàn là công thức của Excel, bạn có thể tự tham khảo, không có gì quá khó.
Kiểu 2: Bù giá. Khu vực miền Bắc và miền Trung. Bạn bấm nút khoanh màu đỏ về số 2
Chỉ khác kiểu 1 là Chi phí vật liệu lấy ở Sheet DuToan, sau đó tính thêm Bù giá vật liệu ở Sheet HaoPhi. Còn tất cả các chi phí khác đều giống kiểu 1
Kiểu 3: VL, NC, MTC đều lấy theo thực tế. Theo TT18
Lần này thì cả vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet HaoPhi.
Vật liệu khác, Máy khác lấy ở Sheet PhanTich. Còn tất cả các chi phí khác đều giống 2 kiểu trên.
Kiểu 4: Tính lại đơn giá VL, NC, MTC theo giá thực tế. Kiểu bên Giao thông hay sử dụng.
Vật liệu, nhân công, máy đều lấy ở Sheet DuToan (áp đơn giá đã tính lại).
Các chi phí khác giống các kiểu trên.
Bài 46: Tính lại đơn giá Vật liệu, Nhân công, Máy (Kiểu 4: Giao thông)
Giành cho kiểu dự toán thứ 4 (chủ yếu là bên Giao thông)
Sau khi nhập giá vật liệu, nhân công, máy thi công thực tế thì đơn giá VL, NC, M đã được tính ở Sheet PhanTich (Bạn phân biệt: Giá vật liệu, NC, M là giá của từng VL,NC,M đơn lẻ; còn đơn giá VL, NC, M là tổng các VL, NC, M cho cả công việc đó)
Khung màu xanh là giá VL, NC, M
Khung màu đỏ là đơn giá VL, NC, M (là tổng nhiều hao phí)
Bạn chuyển qua Sheet DuToan và bấm nút trên cột TỔNG KL để chuyển về kiểu bảng 2 (khoanh màu xanh)
Bấm nút [Lấy ĐG] (khoanh màu đỏ) để lấy đơn giá đã tính lại ở Sheet PhanTich sang. Khung vuông màu đỏ là các đơn giá lấy từ bảng PhanTich
Tổng TTVL, TTNC, TTM sẽ được đưa sang bảng Tổng hợp dự toán kiểu 4
Sau khi nhập giá vật liệu, nhân công, máy thi công thực tế thì đơn giá VL, NC, M đã được tính ở Sheet PhanTich (Bạn phân biệt: Giá vật liệu, NC, M là giá của từng VL,NC,M đơn lẻ; còn đơn giá VL, NC, M là tổng các VL, NC, M cho cả công việc đó)
Khung màu xanh là giá VL, NC, M
Khung màu đỏ là đơn giá VL, NC, M (là tổng nhiều hao phí)
Bạn chuyển qua Sheet DuToan và bấm nút trên cột TỔNG KL để chuyển về kiểu bảng 2 (khoanh màu xanh)
Bấm nút [Lấy ĐG] (khoanh màu đỏ) để lấy đơn giá đã tính lại ở Sheet PhanTich sang. Khung vuông màu đỏ là các đơn giá lấy từ bảng PhanTich
Tổng TTVL, TTNC, TTM sẽ được đưa sang bảng Tổng hợp dự toán kiểu 4
Bài 45: Tính cả vật liệu, nhân công, máy đều theo đơn giá thực tế (Kiểu 3: TT18)
Trong bài 30, bạn đã biết ngoài 2 cách tính như vừa làm còn có cách tính cả vật liệu, nhân công, máy đều theo đơn giá thực tế.
Trường hợp này, ở Sheet DuToan, bạn bấm chọn cả 3 nút kiểm Vật liệu, Nhân công, Máy
Lưu ý, lúc này phần đơn giá thành tiền sẽ không cần thiết nữa (vì sẽ sử dụng giá thực tế, không áp thứ đơn giá sai lè dở hơi này nữa) nên bạn giấu hết phần đơn giá thành tiền đi.
Có thể bấm nút phía trên cột TỔNG KL để chuyển về dạng bảng chỉ có khối lượng (lúc này nút là số 0)
Sau khi bấm F9 sang Sheet PhanTich và Sheet HaoPhi sẽ có đủ cả Vật liệu, nhân công và máy.
Trường hợp này, ở Sheet DuToan, bạn bấm chọn cả 3 nút kiểm Vật liệu, Nhân công, Máy
Lưu ý, lúc này phần đơn giá thành tiền sẽ không cần thiết nữa (vì sẽ sử dụng giá thực tế, không áp thứ đơn giá sai lè dở hơi này nữa) nên bạn giấu hết phần đơn giá thành tiền đi.
Có thể bấm nút phía trên cột TỔNG KL để chuyển về dạng bảng chỉ có khối lượng (lúc này nút là số 0)
Sau khi bấm F9 sang Sheet PhanTich và Sheet HaoPhi sẽ có đủ cả Vật liệu, nhân công và máy.
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
Bài 44: Kiểm tra khối lượng của bảng Tổng hợp vật tư
Có lần, tôi kiểm tra dự toán đơn vị khác làm. Tổng vật tư sai toét.
Gặp người làm, nói sai, hắn cãi: "DM, phần mềm tính làm sao mà sai được". Cho ngồi cộng lại bằng tay, "Ừ, sao vậy nhỉ?"
Hầu hết mọi người đều ỷ y, tin tưởng vào máy. Vả lại với những dự toán cả vài trăm đầu công việc, khó có thể dò lại để biết bảng tổng hợp vật tư có khớp với bảng phân tích vật tư hay không (ai mà ngồi dò cộng từng số cho được). Muốn kiểm tra chỉ có nhập lại (nhiều khi có file cũng rất khó kiểm tra, nếu người cung cấp file CỐ TÌNH làm sai như lập công thức sai, sửa định mức ...)
Với phần mềm này, tất cả các công thức đều là của Excel nên bạn dễ dàng kiểm tra công thức để biết bảng tính đúng hay sai.
Bảng khối lượng vật tư là dễ bị sai nhất. Đối với Excellent! tôi chưa phát hiện ra trường hợp nào bị sai, nhưng tôi cũng gài một công thức vào để xác nhận tính xác thực của tổng vật tư.
Ô H33, tôi có công thức tổng Khối lượng hao phí. Sau đó ở ô H34, tôi lập công thức so sánh với tổng khối lượng hao phí của bảng HaoPhi, nếu hai tổng ở 2 bảng này bằng nhau (TRUE) thì có thể yên tâm là tổng khối lượng vật tư là đúng.
Tất cả các công thức khác tôi cũng đều sử dụng các công thức và hàm của Excel bình thường chứ không chơi kiểu đánh đố như một số phần mềm khác, khi chép file sang máy không cài phần mềm là công thức bị REF hết. Vả lại nếu không may kết quả sai cũng rất khó kiểm tra và phát hiện.
Gặp người làm, nói sai, hắn cãi: "DM, phần mềm tính làm sao mà sai được". Cho ngồi cộng lại bằng tay, "Ừ, sao vậy nhỉ?"
Hầu hết mọi người đều ỷ y, tin tưởng vào máy. Vả lại với những dự toán cả vài trăm đầu công việc, khó có thể dò lại để biết bảng tổng hợp vật tư có khớp với bảng phân tích vật tư hay không (ai mà ngồi dò cộng từng số cho được). Muốn kiểm tra chỉ có nhập lại (nhiều khi có file cũng rất khó kiểm tra, nếu người cung cấp file CỐ TÌNH làm sai như lập công thức sai, sửa định mức ...)
Với phần mềm này, tất cả các công thức đều là của Excel nên bạn dễ dàng kiểm tra công thức để biết bảng tính đúng hay sai.
Bảng khối lượng vật tư là dễ bị sai nhất. Đối với Excellent! tôi chưa phát hiện ra trường hợp nào bị sai, nhưng tôi cũng gài một công thức vào để xác nhận tính xác thực của tổng vật tư.
Ô H33, tôi có công thức tổng Khối lượng hao phí. Sau đó ở ô H34, tôi lập công thức so sánh với tổng khối lượng hao phí của bảng HaoPhi, nếu hai tổng ở 2 bảng này bằng nhau (TRUE) thì có thể yên tâm là tổng khối lượng vật tư là đúng.
Tất cả các công thức khác tôi cũng đều sử dụng các công thức và hàm của Excel bình thường chứ không chơi kiểu đánh đố như một số phần mềm khác, khi chép file sang máy không cài phần mềm là công thức bị REF hết. Vả lại nếu không may kết quả sai cũng rất khó kiểm tra và phát hiện.
Bài 43: Tính Vật liệu khác
Quay trở lại Sheet PhanTich một chút
Phía bên phải đường kẻ đỏ là phần tính vật liệu khác.
Giá vật tư sẽ được link từ bảng HaoPhi qua, nhân với định mức và cộng tổng sẽ được tổng đơn giá vật liệu.
Sau đó lấy khối lượng công việc, nhân với tỷ lệ vật liệu khác và đơn giá để được thành tiền hao phí khác và cộng tổng lại.
Bảng tính hao phí khác này tôi làm theo yêu cầu của Phòng Tài Chính Quận (nơi quản lý vốn XDCB của Quận) và đã được dùng để tính dự toán và thanh quyết toán các công trình xây dựng và chưa gặp thắc mắc hay trở ngại nào.
Phía bên phải đường kẻ đỏ là phần tính vật liệu khác.
Giá vật tư sẽ được link từ bảng HaoPhi qua, nhân với định mức và cộng tổng sẽ được tổng đơn giá vật liệu.
Sau đó lấy khối lượng công việc, nhân với tỷ lệ vật liệu khác và đơn giá để được thành tiền hao phí khác và cộng tổng lại.
Bảng tính hao phí khác này tôi làm theo yêu cầu của Phòng Tài Chính Quận (nơi quản lý vốn XDCB của Quận) và đã được dùng để tính dự toán và thanh quyết toán các công trình xây dựng và chưa gặp thắc mắc hay trở ngại nào.
Bài 42: Bảng Tổng hợp vật tư
Sau khi rà soát và sửa/nhập vật tư, bạn bấm nút [Tính (F9)] để PM tính và hiện Sheet HaoPhi
Phần mềm tự lọc tên vật tư và ghi công thức tính khối lượng từ Sheet PhanTich (hàm Sumif()). Bạn chỉ cần tìm giá và nhập vào cột GIÁ THỰC TẾ là xong. Nhắc lại một chút:
- Giá thực tế là giá trước thuế và tại chân công trình (đã bao gồm cước vận chuyển)
- Giá lấy từ các nguồn: Bảng giá vật tư thực tế do Sở XD công bố, chứng thư thẩm định giá, bảng giá của nhà cung cấp, hóa đơn.
Trường hợp bạn làm dự toán kiểu Bù giá, bạn bấm nút ở phía trên cột ĐVT
Nút khoanh đỏ là nút chuyển kiểu tính. Bạn có thể Hide, Unhide cột thủ công cũng được. Bạn để ý số trên nút khi tính VTTT là 2, khi tính Bù giá là 3.
Ở bên dưới là phần tổng hợp nhân công và máy thi công nhưng ở đây mình chỉ tính vật liệu nên có thể giấu đi.
Phần mềm tự lọc tên vật tư và ghi công thức tính khối lượng từ Sheet PhanTich (hàm Sumif()). Bạn chỉ cần tìm giá và nhập vào cột GIÁ THỰC TẾ là xong. Nhắc lại một chút:
- Giá thực tế là giá trước thuế và tại chân công trình (đã bao gồm cước vận chuyển)
- Giá lấy từ các nguồn: Bảng giá vật tư thực tế do Sở XD công bố, chứng thư thẩm định giá, bảng giá của nhà cung cấp, hóa đơn.
Trường hợp bạn làm dự toán kiểu Bù giá, bạn bấm nút ở phía trên cột ĐVT
Nút khoanh đỏ là nút chuyển kiểu tính. Bạn có thể Hide, Unhide cột thủ công cũng được. Bạn để ý số trên nút khi tính VTTT là 2, khi tính Bù giá là 3.
Ở bên dưới là phần tổng hợp nhân công và máy thi công nhưng ở đây mình chỉ tính vật liệu nên có thể giấu đi.
Bài 41: Bảng Phân tích vật tư
Sau khi nhập xong Sheet DuToan, bạn bấm nút [Tính (F9)] hoặc F9 để tính sang bảng Phân tích vật tư.
Lưu ý: Khác với dtPro Fox, khi chuyển bảng tự động tính lại các số liệu, ở Excellent! nhiều khi bạn muốn chuyển qua lại giữa các Sheet để xem, copy ... nên khi chuyển Sheet tính lại sẽ không hợp lý. Vì vậy, tôi để chế độ phải nhấn nút hoặc F9 thì mới tính, còn bạn bấm chuyển Sheet bình thường thì không tính.
Bảng Phân tích vật tư
Như đã nói ở bài trước bảng này với bảng sửa định mức là một. Chỉ khác khi bạn bấm F9 thì hiện định mức và khối lượng vật tư cho tất cả công việc.
Bạn rà soát lại và sửa tên vật tư, ĐVT, định mức nếu cần. Nếu muốn quay lại bảng DuToan thì bấm F10, nếu muốn tính tiếp sang bảng Tổng hợp vật tư (Sheet HaoPhi) thì bấm F9.
Bạn lưu ý, như đã biết ở bài 25, bảng này chỉ cần tính tới khối lượng vật tư thôi (cột K.LƯỢNG HAO PHÍ). Nhưng ở bài 27, bạn lại cũng biết rằng còn có vật liệu khác và vật liệu khác được gộp tính chung trong bảng này.
Phần phía bên phải vạch đỏ là phần giành cho việc tính vật liệu khác. Chi tiết về cách tính tôi sẽ đề cập ở bài sau. Chỉ lưu ý ở cột GÍA HAO PHÍ bạn thấy có ô bị #N/A, bạn đừng có rối. Vật tư đó chưa có trong bảng Hao phí nên hàm vlookup tìm không thấy báo #N/A thôi. Chỉ cần bạn nhấn F9 để tính tiếp sang bảng hao phí, khi quay trở lại bảng này sẽ không còn #N/A nữa.
Nhắc lại một lần nữa để các bạn đỡ rối về vật tư và hao phí: Bảng này và bảng HaoPhi tính được cả Nhân công và Máy nên tôi gọi chung là hao phí. Vậy bạn đừng rối. Hao phí là tên chung cho cả vật tư, nhân công và máy thi công mà thôi.
Lưu ý: Khác với dtPro Fox, khi chuyển bảng tự động tính lại các số liệu, ở Excellent! nhiều khi bạn muốn chuyển qua lại giữa các Sheet để xem, copy ... nên khi chuyển Sheet tính lại sẽ không hợp lý. Vì vậy, tôi để chế độ phải nhấn nút hoặc F9 thì mới tính, còn bạn bấm chuyển Sheet bình thường thì không tính.
Bảng Phân tích vật tư
Như đã nói ở bài trước bảng này với bảng sửa định mức là một. Chỉ khác khi bạn bấm F9 thì hiện định mức và khối lượng vật tư cho tất cả công việc.
Bạn rà soát lại và sửa tên vật tư, ĐVT, định mức nếu cần. Nếu muốn quay lại bảng DuToan thì bấm F10, nếu muốn tính tiếp sang bảng Tổng hợp vật tư (Sheet HaoPhi) thì bấm F9.
Bạn lưu ý, như đã biết ở bài 25, bảng này chỉ cần tính tới khối lượng vật tư thôi (cột K.LƯỢNG HAO PHÍ). Nhưng ở bài 27, bạn lại cũng biết rằng còn có vật liệu khác và vật liệu khác được gộp tính chung trong bảng này.
Phần phía bên phải vạch đỏ là phần giành cho việc tính vật liệu khác. Chi tiết về cách tính tôi sẽ đề cập ở bài sau. Chỉ lưu ý ở cột GÍA HAO PHÍ bạn thấy có ô bị #N/A, bạn đừng có rối. Vật tư đó chưa có trong bảng Hao phí nên hàm vlookup tìm không thấy báo #N/A thôi. Chỉ cần bạn nhấn F9 để tính tiếp sang bảng hao phí, khi quay trở lại bảng này sẽ không còn #N/A nữa.
Nhắc lại một lần nữa để các bạn đỡ rối về vật tư và hao phí: Bảng này và bảng HaoPhi tính được cả Nhân công và Máy nên tôi gọi chung là hao phí. Vậy bạn đừng rối. Hao phí là tên chung cho cả vật tư, nhân công và máy thi công mà thôi.
Bài 40: Sửa định mức
Ở bài 31, bạn đã biết là nhiều khi phải sửa đơn giá và định mức.
Sửa đơn giá thì đơn giản, bạn tính toán và nhập vào ô đơn giá là xong (xem lại minh họa sửa đơn giá ở bài trước - bài 39).
Nếu muốn sửa định mức, bạn bấm nút [Sửa ĐM] hoặc F10
Sẽ hiện bảng sửa định mức (chính là Sheet PhanTich nhưng chỉ có 1 công việc)
Bạn sửa tên vật tư, ĐVT, định mức rồi bấm [Lưu ĐM] hoặc F10 để lưu và trở lại Sheet DuToan
Bạn có thể sửa định mức ngay ở bảng phân tích vật tư (khi bấm [Tính (F9)] hoặc F9). Chỉ khác lúc này bảng sẽ có toàn bộ các công việc chứ không phải chỉ 1 công việc.
Thực tế, tôi thường không sửa định mức cho từng công việc mà để sau khi xong cả bảng, bấm F9 và sửa cho toàn bộ công trình cho nhanh.
Lưu ý: Một trong những chức năng rất hay của Excellent! là bạn thoải mái sửa định mức mà không cần phải quan tâm tới mã vật tư. Khi bạn lưu đúng cách (bấm F10 hoặc F9) định mức sẽ được lưu lại và khi bạn chạy lại từ bảng DuToan, định mức sẽ được giữ nguyên những thay đổi chứ không bị mất như các phần mềm khác.
Sửa đơn giá thì đơn giản, bạn tính toán và nhập vào ô đơn giá là xong (xem lại minh họa sửa đơn giá ở bài trước - bài 39).
Nếu muốn sửa định mức, bạn bấm nút [Sửa ĐM] hoặc F10
Sẽ hiện bảng sửa định mức (chính là Sheet PhanTich nhưng chỉ có 1 công việc)
Bạn sửa tên vật tư, ĐVT, định mức rồi bấm [Lưu ĐM] hoặc F10 để lưu và trở lại Sheet DuToan
Bạn có thể sửa định mức ngay ở bảng phân tích vật tư (khi bấm [Tính (F9)] hoặc F9). Chỉ khác lúc này bảng sẽ có toàn bộ các công việc chứ không phải chỉ 1 công việc.
Thực tế, tôi thường không sửa định mức cho từng công việc mà để sau khi xong cả bảng, bấm F9 và sửa cho toàn bộ công trình cho nhanh.
Lưu ý: Một trong những chức năng rất hay của Excellent! là bạn thoải mái sửa định mức mà không cần phải quan tâm tới mã vật tư. Khi bạn lưu đúng cách (bấm F10 hoặc F9) định mức sẽ được lưu lại và khi bạn chạy lại từ bảng DuToan, định mức sẽ được giữ nguyên những thay đổi chứ không bị mất như các phần mềm khác.
Bài 39: Tận dụng khả năng link công thức và các chức năng của Excel
Một trong số những khả năng tuyệt vời của PM trên nền Excel là khả năng link công thức.
Tất nhiên, không thể không nói đến những tiện ích rất hay khác sẽ làm giảm thời gian làm việc của các bạn xuống đáng kể. Thường những công trình làm bằng PM cũ (dtPro Fox) tôi phải làm hết 1 tuần thì với Excellent!, tôi chỉ còn làm trong khoảng 4 ngày.
Tôi chỉ giới thiệu vài điểm chính, các bạn có thể tự tìm hiểu để hoàn thiện kỹ năng nhé.
1. Link công thức.
Trong công thức của công việc số 4 và số 5, số lượng cọc giống nhau, chiều dài giống nhau. Ta sẽ link công thức bằng cách bấm dấu "=" ở ô G19 rồi bấm chọn ô G16 [Enter]. Làm tương tự hoặc copy công thức cho các ô khác.
Điểm lợi của việc này là khi thay đổi (VD thay đổi số lượng hoặc chiều dài cọc) thì tất cả các số liệu liên quan sẽ thay đổi, mình không phải sửa thủ công nữa.
Ở trong ví dụ tính cọc khoan nhồi này, có tới 7-8 công việc liên quan tới nhau có thể link công thức. Khi thiết kế thay đổi, chỉ cần sửa 1 số là tất cả sẽ thay đổi theo, vừa nhàn nhã vừa tránh được sai sót (trước kia nhiều khi có 8 số liên quan, ngồi sửa được 7 số, sót 1 số).
Trong thực tế có rất nhiều khối lượng có liên quan tới nhau, như ván khuôn và bê tông cột, đà, sàn (có bê tông thì link công thức để tính ván khuôn rất nhanh); khối lượng xây, tô; khối lượng matit sơn nước với khối lượng tô ...
Nếu bạn lập các công thức chuẩn thì khi thay đổi, tất cả sẽ chạy theo và bạn khỏi phải suy nghĩ nhiều.
Chính vì vậy, tôi mới nói tôi đã tiết kiệm được tới 30-40% thời gian làm dự toán.
2. Tính toán trực tiếp: Như ở ví dụ này, tôi phải nội suy đơn giá khoan cọc nhồi
Thực ra, việc nội suy này chưa hẳn đã chính xác, nhưng vì đơn giá nhà nước chỉ có cọc D800 là nhỏ nhất nên buộc phải chấp nhận cách này (nội suy đơn giá theo tiết diện cọc)
- Ô G15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D800 =0.4*0.4*pi()
- Ô H15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D350 =0.175*0.175*pi()
- Ô I15 tôi nhập công thức tính tỷ lệ tiết diện cọc =H15/G15
Dòng 14 (công việc số 3) tôi chọn đơn giá cọc D800, khối lượng là 0 để làm đơn giá chuẩn. Sau đó, ở ô T15, tôi nhập công thức =T14*I15, tương tự với nhân công và máy.
3. Các tiện ích khác: Có rất nhiều tiện ích, bạn hãy tự khám phá vì không thể nói hết được khả năng của Excel (bản thân tôi là người lập trình mà cũng chỉ sử dụng hết khoảng vài % khả năng của Excel mà thôi, có lẽ dưới 5%). VD:
- Bạn nghi ngờ số liệu nào sai, đánh dấu (màu đỏ, màu tím ...) để lưu ý, lúc sau kiểm tra lại.
- Bạn có thể tạo các công thức tính toán để kiểm tra các số liệu có chính xác hay không
- Bạn có thể dùng các chức năng sắp xếp, lọc dữ liệu, tìm kiếm ... của Excel để xử lý số liệu rất nhanh.
Tất nhiên, không thể không nói đến những tiện ích rất hay khác sẽ làm giảm thời gian làm việc của các bạn xuống đáng kể. Thường những công trình làm bằng PM cũ (dtPro Fox) tôi phải làm hết 1 tuần thì với Excellent!, tôi chỉ còn làm trong khoảng 4 ngày.
Tôi chỉ giới thiệu vài điểm chính, các bạn có thể tự tìm hiểu để hoàn thiện kỹ năng nhé.
1. Link công thức.
Trong công thức của công việc số 4 và số 5, số lượng cọc giống nhau, chiều dài giống nhau. Ta sẽ link công thức bằng cách bấm dấu "=" ở ô G19 rồi bấm chọn ô G16 [Enter]. Làm tương tự hoặc copy công thức cho các ô khác.
Điểm lợi của việc này là khi thay đổi (VD thay đổi số lượng hoặc chiều dài cọc) thì tất cả các số liệu liên quan sẽ thay đổi, mình không phải sửa thủ công nữa.
Ở trong ví dụ tính cọc khoan nhồi này, có tới 7-8 công việc liên quan tới nhau có thể link công thức. Khi thiết kế thay đổi, chỉ cần sửa 1 số là tất cả sẽ thay đổi theo, vừa nhàn nhã vừa tránh được sai sót (trước kia nhiều khi có 8 số liên quan, ngồi sửa được 7 số, sót 1 số).
Trong thực tế có rất nhiều khối lượng có liên quan tới nhau, như ván khuôn và bê tông cột, đà, sàn (có bê tông thì link công thức để tính ván khuôn rất nhanh); khối lượng xây, tô; khối lượng matit sơn nước với khối lượng tô ...
Nếu bạn lập các công thức chuẩn thì khi thay đổi, tất cả sẽ chạy theo và bạn khỏi phải suy nghĩ nhiều.
Chính vì vậy, tôi mới nói tôi đã tiết kiệm được tới 30-40% thời gian làm dự toán.
2. Tính toán trực tiếp: Như ở ví dụ này, tôi phải nội suy đơn giá khoan cọc nhồi
Thực ra, việc nội suy này chưa hẳn đã chính xác, nhưng vì đơn giá nhà nước chỉ có cọc D800 là nhỏ nhất nên buộc phải chấp nhận cách này (nội suy đơn giá theo tiết diện cọc)
- Ô G15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D800 =0.4*0.4*pi()
- Ô H15 tôi nhập công thức tính tiết diện cọc D350 =0.175*0.175*pi()
- Ô I15 tôi nhập công thức tính tỷ lệ tiết diện cọc =H15/G15
Dòng 14 (công việc số 3) tôi chọn đơn giá cọc D800, khối lượng là 0 để làm đơn giá chuẩn. Sau đó, ở ô T15, tôi nhập công thức =T14*I15, tương tự với nhân công và máy.
3. Các tiện ích khác: Có rất nhiều tiện ích, bạn hãy tự khám phá vì không thể nói hết được khả năng của Excel (bản thân tôi là người lập trình mà cũng chỉ sử dụng hết khoảng vài % khả năng của Excel mà thôi, có lẽ dưới 5%). VD:
- Bạn nghi ngờ số liệu nào sai, đánh dấu (màu đỏ, màu tím ...) để lưu ý, lúc sau kiểm tra lại.
- Bạn có thể tạo các công thức tính toán để kiểm tra các số liệu có chính xác hay không
- Bạn có thể dùng các chức năng sắp xếp, lọc dữ liệu, tìm kiếm ... của Excel để xử lý số liệu rất nhanh.
Bài 38: Nhập (hoặc tính) khối lượng
Nếu đã có sẵn khối lượng (bạn đã tính từ trước hoặc làm hồ sơ dự thầu), bạn có thể nhập thẳng vào ô Khối lượng. Nếu không, bạn nhập kích thước hoặc công thức để PM tính toán.
3 dòng đầu là nhập thẳng khối lượng. Các dòng sau là nhập kích thước để PM tính.
Thực ra thì đây là môi trường Excel nên bạn hoàn toàn có thể tự tạo công thức tính toán theo ý bạn. Nhưng ở đây, phần mềm hỗ trợ bạn bằng cách lập các công thức theo đúng yêu cầu tính toán cho nhanh.
Bạn bấm nút chìm dưới chữ [TỔNG KL] hoặc F12, phần mềm sẽ rà toàn bộ bảng và lập công thức:
- Ở cột KL TP (khối lượng thành phần) sẽ là hàm Product nhân 5 ô: KQCT, SL, DÀI, RỘNG, CAO với nhau. Hàm Product giống công thức nhân, nhưng khi có ô trắng thì công thức nhân sẽ cho kết quả bằng 0 còn hàm Product sẽ bỏ qua ô trắng và nhân các số còn lại.
- Ở cột TỔNG KL sẽ là hàm sum, cộng khối lượng thành phần của các dòng công thức bên dưới của công việc (quy ước là dòng công việc ở trên, các dòng chi tiết không có mã hiệu ở bên dưới sẽ là dòng khối lượng thành phần cho dòng công việc phía trên).
Lưu ý: Những ô bạn nhập khối lượng hoặc công thức sẽ có màu xanh và chương trình không lập lại công thức. Nếu bạn muốn lập lại công thức ở các ô này, hãy xóa nội dung ô và bấm [TỔNG KL] hoặc F12.
Bạn cũng có thể nhập theo dạng công thức bằng cách gõ trực tiếp vào ô TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN GIẢI
Ở dòng 16 tôi nhập theo công thức. Bạn thấy mẫu là <Phần diễn giải> : <công thức> . Công thức có thể có dấu ngoặc, hàm pi(), hàm khai căn SQRT(số) ... tùy ý. Sau khi bạn [Enter] công thức sẽ được đưa sang ô diễn giải công thức và tính ra giá trị cho bạn.
Lưu ý: Theo thói quen từ xa xưa (từ hồi chưa có máy vi tính và Excel), mọi người hay nhập theo kiểu công thức. Cách này nhập liệu vừa lâu (vì phải gõ các dấu, dấu ngoặc ...), sau lúc kiểm tra lại cũng rất khó kiểm tra vì phải dò từng số một. Nhưng có một điểm đặc biệt bất lợi là làm theo cách này sẽ không tận dụng được việc link công thức trong Excel (xem bài sau, bài 39).
Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến cáo các bạn nên nhập theo kích thước vào từng ô.
3 dòng đầu là nhập thẳng khối lượng. Các dòng sau là nhập kích thước để PM tính.
Thực ra thì đây là môi trường Excel nên bạn hoàn toàn có thể tự tạo công thức tính toán theo ý bạn. Nhưng ở đây, phần mềm hỗ trợ bạn bằng cách lập các công thức theo đúng yêu cầu tính toán cho nhanh.
Bạn bấm nút chìm dưới chữ [TỔNG KL] hoặc F12, phần mềm sẽ rà toàn bộ bảng và lập công thức:
- Ở cột KL TP (khối lượng thành phần) sẽ là hàm Product nhân 5 ô: KQCT, SL, DÀI, RỘNG, CAO với nhau. Hàm Product giống công thức nhân, nhưng khi có ô trắng thì công thức nhân sẽ cho kết quả bằng 0 còn hàm Product sẽ bỏ qua ô trắng và nhân các số còn lại.
- Ở cột TỔNG KL sẽ là hàm sum, cộng khối lượng thành phần của các dòng công thức bên dưới của công việc (quy ước là dòng công việc ở trên, các dòng chi tiết không có mã hiệu ở bên dưới sẽ là dòng khối lượng thành phần cho dòng công việc phía trên).
Lưu ý: Những ô bạn nhập khối lượng hoặc công thức sẽ có màu xanh và chương trình không lập lại công thức. Nếu bạn muốn lập lại công thức ở các ô này, hãy xóa nội dung ô và bấm [TỔNG KL] hoặc F12.
Bạn cũng có thể nhập theo dạng công thức bằng cách gõ trực tiếp vào ô TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN GIẢI
Ở dòng 16 tôi nhập theo công thức. Bạn thấy mẫu là <Phần diễn giải> : <công thức> . Công thức có thể có dấu ngoặc, hàm pi(), hàm khai căn SQRT(số) ... tùy ý. Sau khi bạn [Enter] công thức sẽ được đưa sang ô diễn giải công thức và tính ra giá trị cho bạn.
Lưu ý: Theo thói quen từ xa xưa (từ hồi chưa có máy vi tính và Excel), mọi người hay nhập theo kiểu công thức. Cách này nhập liệu vừa lâu (vì phải gõ các dấu, dấu ngoặc ...), sau lúc kiểm tra lại cũng rất khó kiểm tra vì phải dò từng số một. Nhưng có một điểm đặc biệt bất lợi là làm theo cách này sẽ không tận dụng được việc link công thức trong Excel (xem bài sau, bài 39).
Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến cáo các bạn nên nhập theo kích thước vào từng ô.
Bài 37: Chọn đơn giá
Theo đúng trình tự, chúng ta bắt đầu ở bảng 1, Sheet DuToan
Trong Sheet này, bạn sẽ làm 2 công việc chính là chọn đơn giá và tính khối lượng (hoặc nhập nếu khối lượng đã có sẵn). Xong bảng này là bạn đã xong tới 90%.
Có 3 cách chọn đơn giá như sau:
Cách 1: Bạn bấm nút có hình bàn tay (khoanh màu đỏ - tương đương với phím tắt F11) để hiện bảng chọn đơn giá.
Bạn bấm danh mục các nhóm công việc bên trái rồi chọn công việc cần dùng và bấm [Ghi&Thoát]. Trường hợp muốn chọn nhiều đơn giá một lúc thì bấm nút [Chọn] hoặc nhấp đúp, sẽ xuất hiện bảng nhỏ phía dưới ghi những công việc đã chọn.
Sau khi chọn xong, bấm [Ghi&Thoát].
Cách 2: Nếu bạn nhớ (hoặc đã tra trước hoặc có dự toán cũ tra sẵn mã hiệu) bạn nhập thẳng mã hiệu vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Nếu mã hiệu đúng phần mềm sẽ tra và ghi tên công việc, đơn giá vào cho bạn.
Cách 3: Tìm theo mã hiệu. Nếu bạn chỉ nhớ vài ký tự đầu của mã hiệu thì bạn gõ vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Sẽ hiện bảng chọn mã hiệu với mã gần với mã bạn gõ vào nhất.
Khi mới làm, bạn nên làm theo cách 1 (bấm F11 rất nhanh). Sau đã quen nhớ được những ký tự đầu thì làm theo cách 3 nhanh hơn. Còn cách 2 nhanh nhưng chắc mỗi người chỉ nhớ được vài mã thông dụng hoặc khi nhập dự toán đã có sẵn mã hiệu mà thôi.
Lưu ý thêm: Cách 1 hiện tất cả đơn giá, cách 2 chỉ hiện những đơn giá hay dùng (PM tự động ghi những đơn giá bạn hay dùng để bạn chọn cho nhanh). Bạn có thể bấm vào nút kiểm để hiện/ẩn các đơn giá.
Trường hợp bạn muốn tìm theo tên công việc, bạn gõ tieng viet khong dau vào ô tìm kiếm và bấm tìm tiếp cho đến khi tìm được đơn giá mong muốn.
Trong Sheet này, bạn sẽ làm 2 công việc chính là chọn đơn giá và tính khối lượng (hoặc nhập nếu khối lượng đã có sẵn). Xong bảng này là bạn đã xong tới 90%.
Có 3 cách chọn đơn giá như sau:
Cách 1: Bạn bấm nút có hình bàn tay (khoanh màu đỏ - tương đương với phím tắt F11) để hiện bảng chọn đơn giá.
Bạn bấm danh mục các nhóm công việc bên trái rồi chọn công việc cần dùng và bấm [Ghi&Thoát]. Trường hợp muốn chọn nhiều đơn giá một lúc thì bấm nút [Chọn] hoặc nhấp đúp, sẽ xuất hiện bảng nhỏ phía dưới ghi những công việc đã chọn.
Sau khi chọn xong, bấm [Ghi&Thoát].
Cách 2: Nếu bạn nhớ (hoặc đã tra trước hoặc có dự toán cũ tra sẵn mã hiệu) bạn nhập thẳng mã hiệu vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Nếu mã hiệu đúng phần mềm sẽ tra và ghi tên công việc, đơn giá vào cho bạn.
Cách 3: Tìm theo mã hiệu. Nếu bạn chỉ nhớ vài ký tự đầu của mã hiệu thì bạn gõ vào ô mã hiệu rồi nhấn [Enter]. Sẽ hiện bảng chọn mã hiệu với mã gần với mã bạn gõ vào nhất.
Khi mới làm, bạn nên làm theo cách 1 (bấm F11 rất nhanh). Sau đã quen nhớ được những ký tự đầu thì làm theo cách 3 nhanh hơn. Còn cách 2 nhanh nhưng chắc mỗi người chỉ nhớ được vài mã thông dụng hoặc khi nhập dự toán đã có sẵn mã hiệu mà thôi.
Lưu ý thêm: Cách 1 hiện tất cả đơn giá, cách 2 chỉ hiện những đơn giá hay dùng (PM tự động ghi những đơn giá bạn hay dùng để bạn chọn cho nhanh). Bạn có thể bấm vào nút kiểm để hiện/ẩn các đơn giá.
Trường hợp bạn muốn tìm theo tên công việc, bạn gõ tieng viet khong dau vào ô tìm kiếm và bấm tìm tiếp cho đến khi tìm được đơn giá mong muốn.
Bài 36: Cài đặt các thông số
1. Cài đặt bộ đơn giá: Bạn bấm nút [Đổi ĐG] để thay đổi đơn giá tỉnh/thành phố. Sẽ hiện lên bảng chọn và chọn bộ đơn giá cần thiết. Lưu ý: Với Excellent!, những đơn giá tỉnh mới công bố gần đây sẽ được đưa vào cuối và có mã tỉnh có năm công bố. VD: ctho12 là đơn giá tỉnh Cần thơ năm 2012, dthap13 là đơn giá Đồng Tháp 2013.
2. Các hệ số nhân công và máy TC: Bạn nhập thẳng hệ số vào các ô
Trong các ô có sẵn công thức theo hướng dẫn của Tp. HCM, các tỉnh khác có thể khác thì bạn xóa công thức đi và nhập lại thôi.
3. Hệ số chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi đã làm sẵn bảng tra, bạn chỉ cần chọn loại công trình là hệ số tự nhảy theo.
4. Một số hệ số khác: Bạn tra và nhập trực tiếp.
2. Các hệ số nhân công và máy TC: Bạn nhập thẳng hệ số vào các ô
Trong các ô có sẵn công thức theo hướng dẫn của Tp. HCM, các tỉnh khác có thể khác thì bạn xóa công thức đi và nhập lại thôi.
3. Hệ số chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước: Tôi đã làm sẵn bảng tra, bạn chỉ cần chọn loại công trình là hệ số tự nhảy theo.
4. Một số hệ số khác: Bạn tra và nhập trực tiếp.
Bài 35: Cưỡi ngựa xem hoa
Chúng ta hãy rảo một vòng xem chương trình hoạt động thế nào nhé
File Excel này có nhiều Sheet, nhưng có 4 Sheet quan trọng (màu đỏ), tương ứng với 5 bảng
- Sheet DuToan: Bảng Dự toán chi tiết
- Sheet PhanTich: Bảng Phân tích vật tư
- Sheet HaoPhi: Bảng tổng hợp vật tư (có thể tổng hợp cả nhân công và máy nên tôi đặt là HaoPhi)
- Sheet THDT: Bảng Tổng hợp dự toán và bảng Tổng dự toán
Các Sheet còn lại là các Sheet hỗ trợ (Help: Trợ giúp, CaiDat: Cài đặt các thông số, DMTV: Định mức tư vấn theo 957) và tính toán một số bảng cần thiết khác (DGTH: Tính đơn giá dự thầu dạng dọc, DGTH2: Tính đơn giá dự thầu dạng ngang).
Trên mỗi Sheet có các nút để thực hiện các chức năng. Ví dụ ở Sheet DuToan này có hàng nút với nút [Đổi ĐG] dùng để đổi đơn giá tỉnh, [Lấy ĐM] dùng để lấy lại định mức ..
Các nút này đều được cài các Shortcut tạo thuận tiện tối đa cho người dùng. VD: Bạn có thể bấm nút [Tính (F9)] để tính sang bảng PTVT nhưng có thể bấm F9 nhanh hơn. Hoặc có thể bấm nút có bàn tay giở sách để hiện bảng chọn đơn giá nhưng có thể bấm F11.
Ngoài Sheet Help ghi hướng dẫn khá chi tiết còn có hướng dẫn ngay trong sheet theo dạng comment. Bạn di chuột vào các ô có dấu tam giác đỏ ở góc sẽ hiện lên hướng dẫn rất tiện lợi.
File Excel này có nhiều Sheet, nhưng có 4 Sheet quan trọng (màu đỏ), tương ứng với 5 bảng
- Sheet DuToan: Bảng Dự toán chi tiết
- Sheet PhanTich: Bảng Phân tích vật tư
- Sheet HaoPhi: Bảng tổng hợp vật tư (có thể tổng hợp cả nhân công và máy nên tôi đặt là HaoPhi)
- Sheet THDT: Bảng Tổng hợp dự toán và bảng Tổng dự toán
Các Sheet còn lại là các Sheet hỗ trợ (Help: Trợ giúp, CaiDat: Cài đặt các thông số, DMTV: Định mức tư vấn theo 957) và tính toán một số bảng cần thiết khác (DGTH: Tính đơn giá dự thầu dạng dọc, DGTH2: Tính đơn giá dự thầu dạng ngang).
Trên mỗi Sheet có các nút để thực hiện các chức năng. Ví dụ ở Sheet DuToan này có hàng nút với nút [Đổi ĐG] dùng để đổi đơn giá tỉnh, [Lấy ĐM] dùng để lấy lại định mức ..
Các nút này đều được cài các Shortcut tạo thuận tiện tối đa cho người dùng. VD: Bạn có thể bấm nút [Tính (F9)] để tính sang bảng PTVT nhưng có thể bấm F9 nhanh hơn. Hoặc có thể bấm nút có bàn tay giở sách để hiện bảng chọn đơn giá nhưng có thể bấm F11.
Ngoài Sheet Help ghi hướng dẫn khá chi tiết còn có hướng dẫn ngay trong sheet theo dạng comment. Bạn di chuột vào các ô có dấu tam giác đỏ ở góc sẽ hiện lên hướng dẫn rất tiện lợi.
Bạn sẽ làm dự toán theo đúng trình tự Bảng 1 - Bảng 2 - Bảng 3 - Bảng 4.
Từ Bảng 1 sang bảng 2, từ bảng 2 sang bảng 3 nếu bạn có thay đổi thì bạn phải bấm nút [Tính] tương đương với nút F9. Còn nếu bạn không thay đổi và không muốn tính lại thì bấm vào các Sheet như bình thường.
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Bài 34: Cài đặt dtPro Excellent!
Tin vui là dtPro Excellent! luôn có bản miễn phí đủ để học tập và làm những dự toán nhỏ.
Bạn download file cài đặt tại www.dutoan.com/files/dtPro-Setup.msi
Việc cài đặt tương đối dễ dàng như với các phần mềm khác. Bạn chạy file dtPro-Setup.msi, bấm <Next> vài lần là xong.
Phần mềm dtPro có 2 phiên bản:
- Phiên bản dtPro Fox: được viết từ năm 1997, nổi tiếng vì sự đơn giản, dễ sử dụng, thao tác nhanh và dễ kiểm soát số liệu. Hiện giờ vẫn được nhiều anh em ưa dùng, nhất là khu vực Tp. HCM và miền Nam. Phiên bản này chạy trong phần mềm rồi mới xuất kết quả ra Excel
- Phiên bản dtPro Excellent!: Lấy file Excel kết quả kết xuất từ dtPro Fox, thêm các chức năng chọn đơn giá, sửa định mức ... để có thể làm trực tiếp trên Excel mà không cần phải sửa trong chương trình nữa. Có thể làm file mới từ đầu hoặc làm trong dtPro Fox rồi xuất ra Excel chỉnh sửa tiếp.
Bản thân tôi thì đã chuyển sang xài Excellent! nhưng nhiều anh em ít làm dự toán thì lại thích xài bản Fox cho đơn giản và nhanh. Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn phiên bản Excellent! vì tuy rằng học phiên bản này lúc đầu hơi khó khăn với những người chưa rành Excel nhưng lúc đã quen thì nó làm giảm thời gian làm dự toán của bạn xuống đáng kể.
Bạn nhấp đúp vào Shortcut [dtProExl] trên màn hình. Phần mềm này chạy trên Excel nên thực chất shortcut này cũng mở một file mẫu là [dtmau.xls] trong thư mục cài phần mềm mà thôi. Bạn có thể mở file này trực tiếp trong Excel cũng được. Sau đó, bạn hãy Save As... thành file dự toán của bạn.
Lần sau bạn mở lại file này và làm trong Excel như bình thường.
Các nút, các công cụ được đưa sẵn vào trong file Excel rất trực quan và dễ sử dụng.
Bạn download file cài đặt tại www.dutoan.com/files/dtPro-Setup.msi
Việc cài đặt tương đối dễ dàng như với các phần mềm khác. Bạn chạy file dtPro-Setup.msi, bấm <Next> vài lần là xong.
Phần mềm dtPro có 2 phiên bản:
- Phiên bản dtPro Fox: được viết từ năm 1997, nổi tiếng vì sự đơn giản, dễ sử dụng, thao tác nhanh và dễ kiểm soát số liệu. Hiện giờ vẫn được nhiều anh em ưa dùng, nhất là khu vực Tp. HCM và miền Nam. Phiên bản này chạy trong phần mềm rồi mới xuất kết quả ra Excel
- Phiên bản dtPro Excellent!: Lấy file Excel kết quả kết xuất từ dtPro Fox, thêm các chức năng chọn đơn giá, sửa định mức ... để có thể làm trực tiếp trên Excel mà không cần phải sửa trong chương trình nữa. Có thể làm file mới từ đầu hoặc làm trong dtPro Fox rồi xuất ra Excel chỉnh sửa tiếp.
Bản thân tôi thì đã chuyển sang xài Excellent! nhưng nhiều anh em ít làm dự toán thì lại thích xài bản Fox cho đơn giản và nhanh. Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn phiên bản Excellent! vì tuy rằng học phiên bản này lúc đầu hơi khó khăn với những người chưa rành Excel nhưng lúc đã quen thì nó làm giảm thời gian làm dự toán của bạn xuống đáng kể.
Bạn nhấp đúp vào Shortcut [dtProExl] trên màn hình. Phần mềm này chạy trên Excel nên thực chất shortcut này cũng mở một file mẫu là [dtmau.xls] trong thư mục cài phần mềm mà thôi. Bạn có thể mở file này trực tiếp trong Excel cũng được. Sau đó, bạn hãy Save As... thành file dự toán của bạn.
Lần sau bạn mở lại file này và làm trong Excel như bình thường.
Các nút, các công cụ được đưa sẵn vào trong file Excel rất trực quan và dễ sử dụng.
Bài 33: Sử dụng máy tính để làm dự toán
Với những dự toán thực tế hay những dự toán nhà nước nhỏ thì có thể làm bằng Excel.
Excel là một phần mềm thông dụng và cũng rất mạnh, giúp tính toán và in ấn khá linh hoạt. Nhưng điểm yếu của Excel là không quản lý được cơ sở dữ liệu và các phép tính toán phức tạp.
Vì vậy, với các dự toán nhà nước, đa số phải sử dụng phần mềm dự toán chuyên dụng.
Các phần mềm này có ưu điểm là lưu trữ được cơ sở dữ liệu định mức và đơn giá (cả chục bộ định mức x 63 bộ đơn giá của 63 tỉnh thành). Đồng thời các phần mềm này được lập trình chuyên cho công tác làm dự toán nên rất tiện dụng, không phải lập từng công thức như Excel.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phổ dụng như Excel, file của phần mềm nào thì chỉ phần mềm đó đọc được mà thôi.
Vì vậy, nhiều phần mềm có thêm chức năng xuất kết quả ra Excel để in ấn và chia sẻ file dễ dàng hơn.
Hiện tại, có một xu hướng mới là viết phần mềm trực tiếp trên Excel. Theo kinh nghiệm của tôi thì dạng này là linh hoạt và tiện lợi nhất, tuy rằng yêu cầu người dùng phải rành về Excel.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm khác nhau, nhưng chức năng thì cũng na ná như nhau. Ở đây, tôi hướng dẫn các bạn bằng minh họa trên dtPro Excellent!
Nếu làm các dự toán (thực tế) bằng Excel thì các bạn cũng chỉ sử dụng các hàm và các phép tính toán thông dụng của Excel mà thôi. Cái này nằm trong phần kiến thức về văn phòng nên tôi không cần nói sâu thêm.
Các bài sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng phần mềm dtPro Excellent!
Ghi chú: Ở đây chỉ hướng dẫn những điểm chính, vui lòng xem hướng dẫn chi tiết trong thư mục \HuongDan\ hoặc phần hướng dẫn trong Sheet Help
Excel là một phần mềm thông dụng và cũng rất mạnh, giúp tính toán và in ấn khá linh hoạt. Nhưng điểm yếu của Excel là không quản lý được cơ sở dữ liệu và các phép tính toán phức tạp.
Vì vậy, với các dự toán nhà nước, đa số phải sử dụng phần mềm dự toán chuyên dụng.
Các phần mềm này có ưu điểm là lưu trữ được cơ sở dữ liệu định mức và đơn giá (cả chục bộ định mức x 63 bộ đơn giá của 63 tỉnh thành). Đồng thời các phần mềm này được lập trình chuyên cho công tác làm dự toán nên rất tiện dụng, không phải lập từng công thức như Excel.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phổ dụng như Excel, file của phần mềm nào thì chỉ phần mềm đó đọc được mà thôi.
Vì vậy, nhiều phần mềm có thêm chức năng xuất kết quả ra Excel để in ấn và chia sẻ file dễ dàng hơn.
Hiện tại, có một xu hướng mới là viết phần mềm trực tiếp trên Excel. Theo kinh nghiệm của tôi thì dạng này là linh hoạt và tiện lợi nhất, tuy rằng yêu cầu người dùng phải rành về Excel.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm khác nhau, nhưng chức năng thì cũng na ná như nhau. Ở đây, tôi hướng dẫn các bạn bằng minh họa trên dtPro Excellent!
Nếu làm các dự toán (thực tế) bằng Excel thì các bạn cũng chỉ sử dụng các hàm và các phép tính toán thông dụng của Excel mà thôi. Cái này nằm trong phần kiến thức về văn phòng nên tôi không cần nói sâu thêm.
Các bài sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng phần mềm dtPro Excellent!
Ghi chú: Ở đây chỉ hướng dẫn những điểm chính, vui lòng xem hướng dẫn chi tiết trong thư mục \HuongDan\ hoặc phần hướng dẫn trong Sheet Help
Bài 32: Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá
Trong bài 17, tôi đã lưu ý các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn và thuyết minh khi áp dụng đơn giá, định mức. Hiện nay đa số anh em dự toán đều sử dụng máy tính nên rất nhiều người không biết tới cuốn đơn giá, định mức ra sao. Vì vậy xảy ra trường hợp là tính sai do không nắm được tính chất công việc.
VD: Ngay đầu chương VI: Công tác Bê tông tại chỗ có phần thuyết minh và quy định áp dụng. Trong đó có 2 điểm quan trọng:
- Nếu trên bề mặt kết cấu BT có lỗ rỗng <1m2 thì không phải trừ diện tích ván khuôn và không được tính diện tích ván khuôn cho thành, gờ lỗ rỗng.
Rất nhiều người không đọc chỗ này và làm theo thói quen, cứ chỗ nào có lỗ rỗng là trừ. Cứ tưởng cẩn thận thế là đúng nhưng thực ra lại là sai.
- Khối lượng BT là khối lượng hình học theo thiết kế, khi đo bóc khối lượng không trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ.
Cái này cũng nhiều người nhầm. Nhiều anh em gặp trường hợp giám sát của CĐT không phải chuyên ngành xây dựng nên cứ đè ra trừ thể tích thép trong BT. Thực ra đúng là thép có chiếm chỗ trong bê tông, nhưng để đơn giản tính toán, người ta đã trừ hao phần chiếm chỗ đó vào định mức hao hụt BT rồi. Tức là khi đổ BT sẽ có việc rơi vãi, xả ống bơm ... thì thay vì hao hụt 5% thì định mức chỉ tính là 2% mà thôi.
Các bạn nên có một bản của cốn đơn giá để áp dụng cho đúng. Ở đây, tôi tổng kết một số điểm cần lưu ý
VD: Ngay đầu chương VI: Công tác Bê tông tại chỗ có phần thuyết minh và quy định áp dụng. Trong đó có 2 điểm quan trọng:
- Nếu trên bề mặt kết cấu BT có lỗ rỗng <1m2 thì không phải trừ diện tích ván khuôn và không được tính diện tích ván khuôn cho thành, gờ lỗ rỗng.
Rất nhiều người không đọc chỗ này và làm theo thói quen, cứ chỗ nào có lỗ rỗng là trừ. Cứ tưởng cẩn thận thế là đúng nhưng thực ra lại là sai.
- Khối lượng BT là khối lượng hình học theo thiết kế, khi đo bóc khối lượng không trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ.
Cái này cũng nhiều người nhầm. Nhiều anh em gặp trường hợp giám sát của CĐT không phải chuyên ngành xây dựng nên cứ đè ra trừ thể tích thép trong BT. Thực ra đúng là thép có chiếm chỗ trong bê tông, nhưng để đơn giản tính toán, người ta đã trừ hao phần chiếm chỗ đó vào định mức hao hụt BT rồi. Tức là khi đổ BT sẽ có việc rơi vãi, xả ống bơm ... thì thay vì hao hụt 5% thì định mức chỉ tính là 2% mà thôi.
Các bạn nên có một bản của cốn đơn giá để áp dụng cho đúng. Ở đây, tôi tổng kết một số điểm cần lưu ý
Các lưu ý trong bộ định mức và đơn giá
Nguyên tắc là khi áp định mức, đơn giá các bạn phải
đọc kỹ phần: “Thành phần công việc” để vận dụng cho đúng. VD: Với các công tác
phá dỡ, trong định mức đơn giá đã quy định việc bốc xúc phế thải đổ đúng nơi
quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạm vi 30m. Vì vậy, nếu phải
chuyển xa hơn 30m thì phải tính thêm. Nhất là trường hợp làm trên nhà cao tầng
thì phải tính thêm phần xúc vào bao và chuyển xuống dưới đất (phần vận chuyển
này thường cao hơn phần phá dỡ nhiều lần)
Dưới đây, tôi cố gắng tổng hợp những trường hợp thông
dụng và hay gặp để các bạn thuận tiện hơn khi sử dụng.
STT
|
NỘI DUNG
|
VỊ TRÍ
|
CẦN LƯU Ý
|
I
|
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
|
|
|
1
|
Bảng phân loại rừng,
phân cấp đất đá
|
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá
|
Khi tính phát hoang
rừng, tính khối lượng đào đắp đất phải tra bảng này để xác định loại rừng,
cấp đất phù hợp
|
2
|
Bảng giá vật liệu sử
dụng trong bộ đơn giá
|
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá
|
Phải tra khi làm dự
toán theo kiểu bù giá (Miền Bắc và Miền Trung hay sử dụng cách này)
|
3
|
Bảng lương công nhân và
giá ca máy sử dụng trong bộ đơn giá
|
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá
|
Khi tính dự toán theo
TT18 (áp giá vật liệu, nhân công và máy thực tế) có thể tham khảo bảng này,
nhân với hệ số để có lương ngày công và giá ca máy theo thực tế
|
4
|
Các công tác phá dỡ
|
Chương I
|
Thường đã tính vận
chuyển trong phạm vi 30m. Nếu vận chuyển xa hơn thì phải tính thêm.
Đặc biệt lưu ý: Một số công tác chưa tính biện pháp thi công. VD: Nếu bạn phải có biện pháp che chắn công
trình khi phá dỡ thì phải tính thêm vào.
Ngoài ra nếu thi công ở
các nhà cao tầng phải tính thêm chi phí vận chuyển xà bần xuống.
|
5
|
Các công tác đào đắp
đất đá cát
|
Chương II
Phần thuyết minh
|
-
Đơn giá đào
tính cho 1m3 nguyên thổ đo tại nơi đào
-
Đơn giá đắp
tính cho 1m3 hoàn thành đo tại nơi đắp
-
Khi tính vận
chuyển phải nhân với hệ số nở rời của đất
-
Khi tính vận
chuyển thì chia nhỏ khoảng cách và lấy đơn giá tương ứng, chứ không phải lấy
theo khoảng cách lớn nhất (tôi cũng bị nhầm lẫn chỗ này, may có một học viên
chỉ cho mới biết). Xem kỹ hơn ở phần thuyết minh chương II.
|
6
|
Đắp bờ kênh mương, nền
đường
|
Chương II
AB.13
|
Lưu ý trường hợp đắp bờ
kênh mương, nền đường mở rộng thì ĐG nhân công được nhân hệ số 1,15
|
7
|
Các trường hợp đào, nạo
vét trên nền đất yếu
|
Chương II
AB.2
|
Nếu sử dụng tấm chống
lầy thì chi phí máy thi công được nhân với hệ số 1,15. Chi phí tấm chống lầy
tính riêng.
|
8
|
Công tác đóng cọc
|
Chương III
AC.1
|
-
Đoạn cọc không
ngập đất (đã cẩu lên và đóng nhưng chưa xuống hết) thì nhân công và máy chỉ
được tính 75%
-
Với cọc xiên,
(bao nhiêu độ?) thì nhân công và máy được nhân hệ số 1,22
-
Đóng, ép âm
nhân công và máy được nhân hệ số 1,05
Còn một số chi tiết
nữa, vui lòng coi trong cuốn ĐM
|
9
|
Công tác khoan cọc nhồi
|
AC.3
|
Có nhiều quy định quan
trọng, vui lòng đọc ĐM
|
10
|
Công tác Bê tông tại chỗ
|
Chương VI
AF.1
|
-
Khối lượng BT
là khối lượng hình học được xác định theo thiết
kế, không trừ thể tích thép chiếm chỗ.
-
Chỉ chỗ nào
tiếp giáo với BT thì mới được tính ván khuôn. Nếu trên bề mặt KC bê tông có
chỗ rỗng <1m2 sẽ không phải trừ DT ván khuôn và không được tính thêm ván
khuôn cho gờ, thành xung quanh lỗ rỗng.
-
Đơn giá đã bao
gồm bảo dưỡng BT
|
11
|
Công tác cốt thép
|
AF.6
|
Trong định mức mới chỉ
tính hao hụt trong thi công, chưa bao gồm nối chồng, thép biện pháp
(kê giữa 2 lớp thép). Vì vậy, khi thống kê phải thống kê các đoạn này vào,
không thì sẽ thiếu.
Xin hết sức lưu ý điểm
này, vì rất nhiều bảng thống kê chỉ tính chiều dài theo lý thuyết (VD: Đà dài
30m thì cũng chỉ thống kê thanh thép 30m thôi, trong khi thực tế phải nối 2
đoạn vì mỗi cây thép chỉ dài 11,7m). Do vậy, thiếu rất nhiều thép.
|
12
|
Công tác ván khuôn
|
AF.8
|
-
Đối với một số
cấu kiện (xà, dầm …) nếu chiều cao vượt khẩu độ thông thường (thông tầng) thì
được tính bổ xung đơn giá.
-
Thường đơn giá
ván khuôn gỗ sẽ cao hơn ván khuôn thép. Vì vậy khi lập dự toán thiết kế hoặc
dự toán chỉ định thầu thì làm ván khuôn gỗ. Còn khi đấu thầu hoặc chào giá
thì làm ván khuôn thép cho cạnh tranh.
|
13
|
Cấu kiện BT đúc sẵn
|
AG.1
|
Các cấu kiện lanh tô, ô
văng, đan … đều có 2 biện pháp thi công: Đổ tại chỗ và đúc trước lắp lên sau.
-
Nếu đổ tại chỗ,
sử dụng định mức AF.1
-
Nếu đúc trước,
sử dụng định mức AG.1 nhưng phải nhớ tính thêm công tác lắp dựng AG.4
Nói chung, đơn giá đổ
tại chỗ thì cao hơn đúc sẵn nhưng khi đúc sẵn thì phải tính thêm lắp dựng nên
đơn giá bù qua sớt lại cũng không chênh lệch nhiều (thường tính đổ tại chỗ
giá cao hơn chút)
|
14
|
Sản xuất lắp dựng cấu
kiện thép
|
AI.1
|
Trong đơn giá tách
thành 2 mục: Sản xuất và lắp dựng. Khi tính, chú ý tính thêm phần lắp dựng.
|
15
|
Công tác tô trát
|
AK.2
|
-
Trát tường xây
gạch rỗng, định mức vữa được tính thêm 10%
-
Nếu phải bả lớp
hồ dầu xi măng lên cấu kiện bê tông thì vật liệu được nhân 1,25 và nhân công
1,1
|
16
|
Công tác ốp lát
|
AK.3-AK.5
|
-
Đã tính vữa ốp
lát nhưng chỉ tính dày 15mm. Trong thực tế thường dày hơn rất nhiều (thường
bản vẽ kết cấu để -50mm so với cốt hoàn thiện). Vì vậy nên tính thêm 1 lớp
láng phẳng nền trước khi lót dày 30mm.
-
Mác vữa ốp lát
là 75.
-
Ốp đá Granite,
mable vào cột trụ nhân công được nhân với 1,25 so với ốp tường.
-
Lát gạch
Granite nhân tạo máy thi công được nhân với hệ số 1,3.
-
Lát đá Granite,
mable tam cấp cầu thang nhân công được nhân hệ số 1,35 so với lát nền sàn.
|
17
|
Công tác làm trần
|
AK.6
|
Định mức làm trần không
thực tế. Nhất là định mức nhân công (khi tính ra đơn giá cao gấp 5-8 lần đơn
giá mà các nhà thầu thực làm).
Vì vậy, không nên áp
dụng các mã này mà sử dụng đơn giá thực tế là tốt nhất.
|
18
|
Công tác bả, sơn
|
AK.8
|
-
Nhiều người
nhầm về công tác bả matit (AK.82110 & AK.82120): Cứ thấy tên là matit thì
tưởng là matit trét tường nhưng đúng ra nó là dạng matit keo. Vì vậy định mức
rất thấp (0.4kg/m2)
-
Áp đơn giá đúng
phải áp mã AK.82410 & AK.82420: Bả bằng bột bả (Ventonit).
-
Nhưng dù áp
đúng mã này thì định mức cũng chưa chính xác. Định mức vật liệu là 1,2kg bột
bả cho mỗi m2 cũng tạm chấp nhận được (đối với những công trình yêu cầu kỹ
thuật cao – nghiệm thu “soi bóng điện” thì phải tốn từ 1,8-2kg/m2). Nhưng với
định mức nhân công thì lại cao quá. Thực tế mỗi nhân công phải làm được
khoảng 20m2/ngày ~ 0.05 công/m2 nhưng trong định mức chỉ là 0.45 (tường) và
0.54 (cột dầm trần), tức là mỗi người chỉ làm được 2 m2 một ngày. Quá vô lý.
Vì vậy, khi làm bạn nên điều chỉnh lại.
|
19
|
Giàn giáo
|
AL.5
|
-
Rất nhiều người
quên vụ giàn giáo này, vì nó cũng mới được đưa vào định mức 24 năm 2005.
Trước đó không có.
-
Đơn giá đã bao
gồm cả lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo.
-
Giàn giáo ngoài
tính theo diện tích hình chiếu đứng của công trình.
-
Giàn giáo trong
chỉ được tính khi thực hiện các công việc cao >3,6m và được tính theo hình
chiếu bằng.
-
Chiều cao chuẩn
là 3,6m. Cứ mỗi khoảng tăng 1,2m thì được tính thêm 1 lớp để cộng dồn (tính
thêm 1 lớp nữa hay thế nào? Tôi cũng chưa rõ điểm này nhưng hầu hết các
trường hợp không tính thêm)
-
Với cột trụ độc
lập, tính chu vi cột cộng thêm 3,6m rồi nhân với chiều cao.
-
Thời gian sử
dụng giàn giáo tính cho thời gian < 1 tháng, nếu kéo dài hơn mỗi tháng
được tính 1 lần chi phí vật liệu
-
Chi phí cho
công tác bảo vệ an toàn (lưới võng …) và che chắn được tính riêng.
|
20
|
Vận chuyển lên cao
|
AL.7
|
-
Cũng như giàn
giáo, nhiều người quên tính vận chuyển lên cao, vì nó cũng mới được đưa vào
định mức 24 năm 2005.
-
Chỉ những vật
liệu sử dụng cho các công việc không có quy định chiều cao thì mới được tính
vận chuyển lên cao (xây tô ốp lát …)
-
Chi phí được
tính cho việc bốc xếp, vận chuyển lên các tầng bằng vận thăng.
Bình luận thêm: Vận chuyển lên cao nhưng không thấy
quy định chiều cao. Như vậy chuyển lên cao vài mét đơn giá cũng bằng đơn giá
cao vài chục mét?
|
21
|
Định mức phần lắp đặt
điện
|
BA
|
-
Nói chung, định
mức phần lắp đặt này chỉ mang tính tham khảo vì thiếu rất nhiều. Thường thì
chỉ mượn mã định mức sau đó phải sửa lại hết từ tên vật tư lẫn định mức.
-
Định mức phần
đường ống cũng rất rối. Có lẽ định mức sử dụng đường kính trong (80, 100,
125) còn thực tế thì thường gọi theo đường kính ngoài (90, 114, 140). Vì vậy
phải chọn đơn giá tương đương rồi sửa tên.
|
22
|
Định mức phần lắp đặt
nước và đường ống
|
|
-
Toàn bộ định
mức vật liệu khác sai (đơn vị là % nhưng con số là thập phân: VD: 1% thì con
số phải là 1 nhưng lại ghi là 0,01 nên rất nhỏ
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)